Vải satin là một loại vải có bề mặt nhẵn, mềm mịn và óng ánh. Loại vải này được ứng dụng phổ biến, rộng rãi trong lĩnh vực may mặc từ ngày xa xưa cho đến nay. Nếu bạn vẫn chưa biết loại vải này. Trong bài viết hôm nay, Đồng phục Thiên Phước cùng bạn tìm hiểu về vải satin là vải gì? Loại vải này có gì mà lại được sử dụng phổ biến như vậy. Nào cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nào!
1.Khái niện vải satin là vải gì?
Vải satin là loại vải có bề mặt đặc trưng mềm mịn và bóng. Thường bóng ở mặt trên, và xỉn màu ở mặt sau. Kỹ thuật vân đoạn được sử dụng để tạo ra sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc. Việc áp dụng kỹ thuật này, giúp sợi vải trở nên chắc chắn hơn.
Đây là loại vải được sản xuất từ nhiều chất liệu , trước đây được dệt từ sợi tơ tằm và cotton. Sau này, để giúp giữ độ mịn và bóng của vải, người ta đã thay thế bằng các sợi tơ tổng hợp như polyester, viscose… . Đây là loại vải đang được ưa chuộng nhất hiện nay trên thị trường.
2. Nguồn gốc của vải satin là vải gì?
Theo nhiều ghi chép được ghi lại: Vải satin có nguồn gốc từ lâu đời từ khoảng 2000 năm trước tại thời Trung Cổ. “Satun” là cái tên đầu tiên mà loại vải này được gọi, sau đó là “seata” nhằm muốn chỉ sự bóng mịn và óng ảnh của vải. Vải được những người phụ nữ nông thôn sử dụng tơ tằm để tạo ra vải. Kỹ thuật dệt lụa satin tại Trung Quốc được xem là một bí mật vô cùng quý giá và cần được bảo vệ . Do giá trị mà loại vải mang lại rất cao. Tuy nhiên, bí mật này vẫn bị lan truyền rộng rãi ra các nước lân cận như:Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,…
Ý là quốc gia đầu tiên sản xuất vải này trên thế giới vào thế kỉ XII. Vào thế XIVIV, vải hầu hết đều được mọi người biết đến. Và thường được các bậc vua chúa, thương lưu dùng để may quần áo do quá thành quá đắt đỏ của nó.
Và vào những năm 1970, Áo corset được làm từ chất vải này được xem là một biểu tượng thời trang được sử dụng ở mọi tầng lớp xã hội. Áo corset giúp định hình dáng đồng hồ cát cho cơ thể người phụ nữ. Cho tới bây giờ, phong cách thời trang này vẫn luôn được ưa chuộng.
3. Kỹ thuật dệt vải satin
Kỹ thuật dệt vân đoạn là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt và tính thẩm mỹ, sang trọng của chất liệu satin. Đây là một trong ba phương pháp chính để dệt vải, bên cạnh dệt trơn và dệt đan chéo. Kỹ thuật này giúp vải có mặt trên bóng mượt trong khi mặt dưới có cấu trúc thô.
Trong kỹ thuật dệt vân đoạn, việc đan kết giữa sợi dọc và sợi ngang được giảm thiểu. Cụ thể, ít nhất 4 sợi ngang sẽ đè lên 1 sợi dọc, ngược lại ở mặt vải bên kia: 4 sợi dọc sẽ đè lên 1 sợi ngang. Trong quá trình dệt, các sợi dọc được giữ cố định trên khung dệt, trong khi sợi ngang được luồn lên và xuống. Kỹ thuật dệt satin tạo ra một bề mặt vải với nhiều sợi ngang song song, tạo nên sự bóng bẩy trên bề mặt vải.
4. Những ưu và nhược điểm của vải satin là gì?
Vải lụa Satin được sử dụng rộng rãi do mang những ưu điểm:
4.1 Ưu điểm của chất liệu satin
Vải satin có đặc điểm mỏng nhẹ, mát tay và bề mặt óng ánh, mềm mại đặc trưng. Chất vải satin mang lại vẻ đẹp sang trọng, ngoài ra nó còn mang đến mang đến cảm giác thoải mái và thân thiện với làn da của mình.
Kỹ thuật dệt vân đoạn, sử dụng sợi bông và sợi tơ tằm, đã cho phép vải satin có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giữ ấm trong mùa đông và mát mẻ trong mùa hè. Do đó, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về việc liệu chất liệu satin có gây nóng hay không.
Ngày nay, chất vải satin có sự đa dạng về màu sắc, đáp ứng tối đa các yêu cầu thẩm mỹ khác nhau trên thị trường thời trang.
4.2 Nhược điểm của chất vải satin như thế nào?
Trên bề mặt vải satin vô cùng mịn. Tuy nhiên, chính ưu điểm này của nó khiến cho những thợ may tay nghề chưa cao sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc phải luồn mũi chỉ theo ý, và cũng khó tạo nếp.
Do đặc tính mỏng nhẹ của chất vải này, nó dễ bị xước ngay cả khi tiếp xúc nhẹ nhàng, vì vậy việc sử dụng và bảo quản loại vải này cần phải đảm bảo sự cẩn thận và tỉ mỉ, đặc biệt là đối với chất liệu satin lụa.
Loại vải này rất dễ bị bắt lửa.
5. Phân loại vải satin được phổ biến trên thị trường
Hiện nay, chất liệu vải satin được chia thành nhiều loại nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây là một số chất liệu satin phổ biến.
5.1 Vải lụa satin
Đây là loại chất liệu được sử dụng khá phổ biến và được mọi người khá ưa chuộng hiện nay. Bởi bề mặt vải óng ánh vô cùng thu hút mà nó mang lại. Vải lụa satin cao cấp được dệt từ những sợi tơ tằm mềm và mỏng nhất. Chính vì vậy, giá trị trên thị trường của loại vải này rất cao. Ngoài bề ngoài óng ả, vải lụa satin còn chống bụi, chống bẩn rất tốt, đặc biệt là không bị tích điện. vải lụa satin họa tiết thường được sử dụng để may quần, đầm , hay dùng để may rèm cửa.
5.2. Vải cotton satin là gì?
Vải cotton satin này được làm từ chất liệu cotton tổng hợp, tơ tằm và sợi visco được áp dụng kỹ thuật dệt vân của kiểu dệt stain. Loại vải này được mọi người khác yêu chuộng bởi có giá thành rẻ hơn các loại vải thông thường, Ngoài ra, vải giúp hình dáng của vải cứng cáp hơn và độ bền cũng cao hơn nhiều.
Do vải cotton satin có mật độ số sợi cotton nhằm tạo sự thoáng mát cho người sử dụng. Vì thế nên loại vải này thường được sử dụng để may những trang phục thoáng mát như đồ ngủ, trang phục dành cho ngày hè, bikini, Ngoài ra lại vải này còn được áp dụng để may chăn gối cao cấp.
5.3. Chiffon Satin
Vải Chiffon Stain được kết hợp từ nhiều sợi với nhau như satin, nylon,.. Loại sản phẩm này thường được ứng dụng để may áo lót, váy, do đặc điểm của vải này rất nhẹ , mỏng, không nhăn, không bị co giãn và có thể nhìn xuyên thấu.
5.4 Vải Satin antique là vải gì?
Satin antique được làm từ những sợi satin kèm theo là những sợi tơ, Vải này có trọng lượng nặng, độ bóng không sáng, cấu trúc của sợi không đồng đều. Trên vải bề mặt sợi xơ không đều nhau.Chính vì thế, lại vải này thường được ứng dụng trong lĩnh vực nội thất hơn là may mặc: rèm, áo ghế sofa,..
5.5 Vải Satin Baronet là vải gì?
Satin Baronnet thường có bề mặt mềm mại và sáng bóng. Tính thẩm mỹ khá là cao. Vải có thành phần chủ yếu là những sợi rayon và những sợi bông. Được dệt với cấu trúc sợi ngang kết hợp sợi dọc trên bề mặt vải. Mặt trước của vải thường bóng còn mặt sau của vải gần như thô trơn. Vải thường được ứng dụng làm: Vải rèm, vải trang trí,.
5.6 Vải Satin Charmeuse là vải gì?
Satin charmeuse có đặc điểm khác biệt so với những loại vải satin thông thường khác khi mặt trước thì sáng bóng còn mặt sao thì thô lì. Vải có thành phần được dệt từ sợi xoắn cứng và sợi Crepe. Chất loại vải này thường được dùng để làm những tấm vải bạt, thảm lót và những sản phẩm may mặc.
5.7 Vải Satin Crepe là vải gì?
Đây là một sợi vải có chất liệu có độ bền khá cao. Được làm từ những sợi crepe cùng với một số sợi tổng hợp. Vải có thể tận dụng triệt để 2 mặt khi sỡ hữu độ bóng cao, sáng. Vải crepe satin crepe được dùng nhiều trong những ngày may mặc như sản xuất chân váy, áo khoác và cả quần.
5.8 Satin Lucent
Satin lucent có tính thẩm mỹ rất cao khi thành phần là vải sợi được kết cùng những chất tạo màu, kim tuyến lấp lánh. Bề mặt vải mềm mại, trơn. Đặc biệt cả 2 bề mặt đều đẹp óng ánh, lấp lánh. Nhờ tính thẩm mỹ cao nên loại vải satin bóng này được sử dụng để may váy cưới hay những phụ kiện thời trang như khăn tay, khăn cổ,..
5.9 Vải Satin Duchess là vải gì?
Chất vải duchess satin, có trọng tải nặng, tuy nhiên đây là loại có độ bóng thấp nhất trong các loại vải. Có độ cứng do thành phần chủ yếu là sợi cứng giúp giữ dáng tốt, nhưng vẫn đảm bảo độ mềm mại đặc trưng của vải satin. Loại vải này thường được sử dụng để làm chân váy, hay phần váy bồng và các sản phẩm trang trí nhà cửa.
5.10 Satin Messaline
Thành phần chủ yếu của Stain Messaline là từ sợi rayon, lụa,.. Được xem là loại vải stain có trọng lượng nhẹ nhất, cùng với độ mềm mại tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu. Khả năng bắt sáng đem lại thẩm mỹ và thu hút ánh nhìn từ người khác. Vải thường được dùng để may những trang phục quyến rũ như váy dạ hội váy dạ tiến.
5.11 Vải Satin Slipper là vải gì?
Satin slipper có thành phần được dệt từ những sợi tổng hợp.Thường được dùng để may trang phục thường ngày như đồ bộ, hay áo quân, đồ trang trí bởi những ưu điểm nó mang lại như mặt trước bóng nhẹ còn mặt sau là chất liệu bông. Stain sliper rất thích hợp cho những ai m muốn sử dụng chất liệu stain độ bóng không quá cao
5.12 Satin polyester
Satin polyester có độ bền cao, ít nhăn và khả năng cách nhiệt tốt. Satin polyester thường được sử dụng để may áo choàng và áo khoác Blazer ( Loại áo có hình dáng như áo vest nhưng dài hơn)
5.13 Satin baronet
Satin baronet có tính thẩm mỹ rất cao mang màu sắc đa dạng và vô cùng tươi sáng. Thường sử dụng để trong trang trí nội thất nhà cửa như chăn ga vỏ gối,..
6. Những ứng dụng của vải satin trong may mặc, cuộc sống
Với những ưu điểm nổi bật, Chất liệu satin luôn được lựa chọn trong nhiều lĩnh vực may mặc và trong cuộc sống như:
6.1 Trong lĩnh vực may mặc
Vải Stain rất đa dạng và có nhiều mẫu mã khác nhau. Chính vì thế chúng được sử dụng rộng rãi để may những loại trang phục phổ biến như
6.1.1 Váy cưới
Nhờ những ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, độ thoáng mát và nhẹ nhàng mà chất liệu vải này thường được dùng để sản xuất váy cưới. Đặc biệt, với tính thoáng mát của sản phẩm luôn mang đến sự tiện lợi khi mặc cho người sử dụng mặt cho thời tiết nắng nóng.
6.1.2 Đồ lót
Vào những năm 1800, vải satin được ứng dụng vào để sản xuất đồ lót, tuy nhiên, đến năm 1900, chất liệu này mới được phổ biến để sản xuất đồ lót. Do sự ra đời của các loại vải stain với chất liệu tơ tổng hợp như nylon, rayon.
6.1.3 Trang trí phụ kiện
Ngày nay, satin còn được sử dụng để sản xuất trang trí như khăn, khăn choàng. Chất liệu Satin là một chất liệu tôn vinh rõ nét vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ.
6.2 Ứng dụng làm chăn ga gối đệm
Ngoài làm trang phục, Chất liệu còn được sử dụng để sản xuất chăn gối nệm.Do đặc tính bền cao. Khả năng chống bụi bẩn bám vào, Vẻ sáng bóng kèm theo sự mềm mại của chất liệu stain mang lại cho bạn sự dễ chịu khi ngủ.
6.3 Trang trí nội thất
Với tính thẩm mỹ cao, Chất liệu vải satin cao cấp cũng được sử dụng để tô điểm cho căn nhà của bạn bằng những sản phẩm như thảm, dùng để trùm ghế sòa,..
7. Giá vải satin hiện nay bao nhiêu
Tùy vào đặc điểm của những loại vải, thành phần và đơn vị mà giá chất liệu satin khác nhau. Dưới đây, là giá một sô loại vải satin phổ biến hiện nay
Vải lụa satin cao cấp sẽ có giá khổ giao động từ 350k đến 450k/1m5.
Một số loại có mức giá thấp hơn như: Vải chiffon satin với 130k/khổ 1,5m và Vải cotton satin với 130k – 150k/khổ.
8. Hướng dẫn cách giặt và bảo quản vải satin đúng cách
Khi giặt vải có chất liệu satin ta nên ngâm trước với dung dịch nước và muối trong 2 tiếng. Điều này giúp sản phẩm đánh bay bụi và luôn giữ màu áo như lúc ban đầu
Nên giặt các sản phẩm có chất liệu satin bằng tay và nên phân loại ra riêng. Điều này nên áp dụng ở hầu hết những loại vải.
Chỉ nên sử dụng bột giặt có tính tẩy nhẹ hoặc trung bình.
Chỉ phơi ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Do khi phơi dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời dễ khiến vải bị phai màu.
Khi ủi hay sấy nên để ý nhiệt độ sao cho phù hợp với chất liệu vải…
Mong rằng, qua bài viết trên của Đồng phục Thiên Phước sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vải satin là vải gì. Để bạn có thể biết được những kiến thức để có thể lựa chọn chất liệu vải satin phù hợp với mình.
Về chúng tôi ĐỒNG PHỤC THIÊN PHƯỚC
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về loại vải satin là gì. Nếu có bất kỳ điều gì còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với công ty may đồng phục uy tín Thiên Phước qua số hotline
CEO tại Đồng Phục Thiên Phước
Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.