Trang chủ » Blog - Tin tức tổng hợp về thời trang may mặc » Vải Nhung là gì ? Những ỨNG DỤNG và ƯU NHƯỢC ĐIỂM ?

Vải Nhung là gì ? Những ỨNG DỤNG và ƯU NHƯỢC ĐIỂM ?

vải nhung

Khi nhắc đến vải nhung mọi người thường nghĩ đến sự sang trọng, giàu có và quý phái. Vậy vải nhung là gì? Tại sao chúng lại được tượng trưng cho sự giàu có? Có thể lý giải đơn giản vì thời xưa nhung được sử dụng ở các nơi sang trọng như cung điện vua chúa hay trong các gia đình quý tộc.  Để biết rõ hơn về chất vải này hãy cùng Thiên Phước tìm hiểu tất tần tật từ A-Z ngay nội dung bên dưới nhé!

vải nhung
Vải nhung là gì? Tại sao nhung lại thể hiện sự sang trọng, giàu có và quý phái.

1. Vải nhung là gì?

Vải Nhung là một loại vải được dệt tay, trong đó các sợi được phân bổ đều với một đống ngắn dày đặc mang lại cảm giác mềm mại dễ chịu.

Vải nhung có tên tiếng Anh là velvet fabric và là một loại vải có khả năng giữ ẩm tốt và đặc biệt chúng rất mềm, mịn và mượt. Vải nhung có một đặc trưng riêng rất khác với các loại vải khác như có vẻ ngoài sáng bóng sang trọng, khi cầm vào thì có độ dày và nặng hơn các loại vải khác.

vải nhung là gì
Vải nhung còn có tên tiếng Anh là velvet fabric.

Nhung được sản xuất rất kỳ công và có giá thành đắt đỏ, nên vải nhung thời xưa chỉ dành cho vua chúa, các tầng lớp quý tộc, giàu có. Trong thời phong kiến nhung biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền. Ông bà ta hay nói “sống trong nhung lụa” là do thời xưa nhung thường được sản xuất từ lụa.

Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ phát triển vải nhung đã được sản xuất kết hợp nhiều loại vải khác nhau tạo thành như vải lanh, vải len, vải bông hay các vật liệu tổng hợp giúp giảm phần lớn giá thành.

2. Nguồn gốc và lịch sử hình thành vải nhung

Nhung đã được biết đến từ rất lâu và một vài ghi chép nói rằng chúng đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 14 sau công nguyên. Tuy nhiên ở một số ghi chép khác, vải nhung lại xuất hiện vào những năm (786-809) sau công nguyên tại  Baghdad (thủ đô của Iraq) dưới thời cai trị của ông Harun al-Rashid và được phát hiện bởi các thương gia Kashmiri.

lịch sử hình thành vải nhung
Vải nhung đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 14 sau công nguyên.

Ziryab ở khu vực của người hồi giáo Al-Andalus đã biết và giới thiệu về nhung. Ở thời đại của vương quốc Mamluk tại vùng đô thị Cairo được xem là nơi sản xuất nhung lớn nhất  thế giới và xuất khẩu sang Venice, sau đó lan rộng khắp Châu Âu, Ibreia và Mali Empire.

3. Vải nhung được sản xuất như thế nào?

Thời xưa, người ta sản xuất nhung từ lụa tơ tằm tốn khá nhiều thời gian và công sức bằng cách: nuôi lấy kén sau đó kéo thành sợi tơ để dệt nên vải nhung, nên giá thành rất cao.

Một số loại nhung được dệt từ tơ nhân tạo (rayon) hay thêm sợi bông (cotton), lanh (linen),… thì sẽ có giá rẻ hơn so với nhung được làm hoàn toàn từ tơ tằm.Vải nhung truyền thống sẽ được dệt trên khung dệt đặc biệt và có thể sản xuất được vải đôi (2 tấm vải cùng một lúc).

Khác với vải nhung truyền thống (velvet) thường được dệt bằng sợi dọc thì hiện nay velveteen được dệt chủ yếu bằng sợi ngang.

sản xuất vải nhung truyền thống
Vải nhung truyền thống sẽ được dệt trên khung cửi đặc biệt.

Quá trình sản xuất của 2 loại vải này là giống nhau tuy nhiên khác ở chỗ vải nhung truyền thống được sản xuất từ lụa còn vải tơ nhung phổ biến hiện nay thường được trộn với sợi bông trong quá trình sản xuất. Vì vậy chất lượng của vải nhung truyền thống được đánh giá cao hơn.

Ngoài ra, nhung tổng hợp được làm từ nylon, visco, polyester, axetat hoặc viscose. Trong quá trình sản xuất, những sợi tơ nhân tạo có thể được nhuộm màu trước khi dệt để tạo ra được sản phẩm với màu sắc như ý.

4. Ưu và nhược điểm của vải nhung

4.1. Ưu điểm của vải nhung

  • Trong thời trang: Nhung tạo nên một cảm giác sang trọng, lôi cuốn, quyến rũ và thanh lịch cho người mặc. Những trang phục được làm từ vải nhung rất mềm mại và ấm áp cho người sử dụng, rất thích hợp vào những mùa lạnh. Có thể may được nhiều loại trang phục, phụ kiện với phong cách khác nhau.
  • Trong nội thất: Nhung rất thích hợp cho phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển, tạo cảm giác quý phái, sang trọng đối với không gian đó.

ưu điểm của vải nhung
Các trang phục được làm từ nhung rất mềm mại và ấm áp khi sử dụng.

4.2. Nhược điểm của vải nhung

  • Dễ bám bụi và khó làm sạch
  • Có trọng lượng nặng, những trang phục cần nhiều vải như đầm dạ hội, áo choàng,… kiến người mặc cảm thấy khá nặng nề
  • Lựa chọn sai màu sẽ khiến người mặc già hơn so với tuổi thật
  • Khó giặt và làm khô
  • Giá thành khá cao

Các loại vải nhung phổ biến

Nhung có rất nhiều loại khiến bạn khó nhận biết được chính xác được loại vải đó có tên là gì. Sau đây là các loại vải nhung có mặt trên thị trường hiện nay: 

  • Nhung Chiffon: được làm từ vải lụa tơ tằm, có trọng lượng khá nhẹ trên nền lụa hoặc rayon ( sợi tổng hợp ).
  • Nhung Ciselé: sử dụng các vòng cắt hoặc chưa cắt để tạo mẫu.
  • Nhung Embossed: là loại vải được dùng các con dấu để khắc học tiết, nhung nổi thường được sử dụng trong trang trí nội thất.
  • Nhung Hammered: loại nhung cực kỳ bóng bẩy.
  • Nhung Lyons: loại nhung này được dệt khá dày, có trọng lượng năng nên được ứng dụng làm mũ hoặc cổ áo khoác.
  • Nhung Nacré: được dệt bằng một hay nhiều màu tạo ra hiệu ứng óng ánh.
  • Nhung Velveteen: là loại nhung giả được làm từ bông hoặc kết hợp giữa lụa và bông. 
  • Nhung Ponson: một loại nhung cực kỳ nặng và rất đắt tiền được làm hoàn toàn từ chất liệu lụa.
  • Nhung Plain: là loại vải được kết hợp giữa tơ tằm và sợi bông nên có độ đàn hồi kém và nặng hơn vải nhung được làm từ sợi tổng hợp hoặc lụa.
  • Nhung Crushed: là loại vải có vẻ ngoài sáng bóng và kết cấu độc đáo.

5. Các loại vải nhung phổ biến được ưu chuộng

Nhung có rất nhiều loại khiến bạn khó nhận biết được chính xác được loại vải đó có tên là gì. Sau đây là các loại vải nhung có mặt trên thị trường hiện nay: 

  • Nhung Chiffon: được làm từ vải lụa tơ tằm, có trọng lượng khá nhẹ trên nền lụa hoặc rayon ( sợi tổng hợp ).
  • Nhung Ciselé: sử dụng các vòng cắt hoặc chưa cắt để tạo mẫu.
  • Nhung Embossed: là loại vải được dùng các con dấu để khắc học tiết, nhung nổi thường được sử dụng trong trang trí nội thất.
  • Nhung Hammered: loại nhung cực kỳ bóng bẩy.
  • Nhung Lyons: loại nhung này được dệt khá dày, có trọng lượng năng nên được ứng dụng làm mũ hoặc cổ áo khoác.
  • Nhung Nacré: được dệt bằng một hay nhiều màu tạo ra hiệu ứng óng ánh.
  • Nhung Velveteen: là loại nhung giả được làm từ bông hoặc kết hợp giữa lụa và bông. 
  • Nhung Ponson: một loại nhung cực kỳ nặng và rất đắt tiền được làm hoàn toàn từ chất liệu lụa.
  • Nhung Plain: là loại vải được kết hợp giữa tơ tằm và sợi bông nên có độ đàn hồi kém và nặng hơn vải nhung được làm từ sợi tổng hợp hoặc lụa.
  • Nhung Crushed: là loại vải có vẻ ngoài sáng bóng và kết cấu độc đáo.
các loại vải nhung
Nhung có rất nhiều loại khiến bạn rất khó biết được loại vải đó tên gì.

Và nhiều loại nhung khác như: Devoré, Mirror, Panne, Utrecht, Voided,… theo các tên gọi của người nước ngoài. Còn ở Việt Nam thì có một số loại nhung theo tên gọi tiếng Việt như: vải nhung sọc, vải nhung tăm, vải nhung thêu, vải nhung in họa tiết, vải nhung sọc, nhung thun, vải nhung trơn,…

6. Cách phân biệt các loại vải nhung

6.1. Phân biệt dựa theo màu sắc

Bạn có thể nhận biết các loại vải nhung thông qua màu sắc của chúng.

phân biệt dựa theo màu sắc
Vải nhung có màu sắc rất đa dạng bạn có thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt.

6.2. Phân biệt dựa trên các họa tiết của vải

phân biệt theo họa tiết của vải
Mỗi họa tiết mang một ý nghĩa khác nhau vì vậy có thể dựa vào chúng để phân biệt.

6.3. Phân biệt theo tính chất sợi

Vì được sản xuất từ nhiều chất liệu như: tơ tằm, sợi cotton, tơ nhân tạo, sợi len,… nên mỗi loại vải nhung sẽ có đặc điểm và tính năng riêng. Do đó, ta có thể dựa vào cấu trúc sợ để phân biệt.

phân biệt nhung theo tính chất sợi
Nhung được sản xuất từ nhiều chất liệu như: tơ tằm, sợi cotton, tơ nhân tạo, sợi len.

7. Ứng dụng vải nhung trong lĩnh vực thời trang

7.1. Ứng dụng may đầm maxi

Đầm maxi được may bằng vải nhung mang lại ấm áp và thanh lịch, thường được sử dụng vào mùa thu đông.

đầm maxi may bằng vải nhung
Đầm maxi thanh lịch được may từ chất liệu nhung.

7.2. Jumpsuit gợi cảm bằng chất liệu nhung

Jumpsuit được làm từ vải nhung khoe được đường cong body của bạn một cách tinh tế, giúp tạo điểm nhấn rất ấn tượng trong mắt người đối diện.

Jumpsuit làm từ vải nhung
Jumpsuit được làm từ vải nhung tạo điểm nhấn rất ấn tượng.

7.3. Ứng dụng may áo khác

Áo khoác nhung mang lại sự khác biệt, thể hiện được phong cách riêng của bạn. Một số kiểu áo khoác nhung như: Bomber, Blazer,…

áo khoác làm từ vải nhung
Vải nhung còn được ứng dụng làm một số kiểu áo khoác như Bomber, Blazer.

7.4. Quần dài

Nếu bạn muốn một item chất lừ có thể tham khảo các mẫu quần nhung ống rộng, quần nhung tăm, quần nhung trơn,… Giúp tạo điểm nhấn và phong cách riêng cho bạn.

quần nhung ống rộng
Quần nhung ống rộng giúp tạo điểm nhấn và phong cách riêng biệt.

7.5. Chân váy làm từ nhung

Vải nhung mà làm chân váy vừa sexy vừa gợi cảm vừa tạo vẻ sang trọng cho người mặc.

chân váy nhung quyến rũ
Chân váy làm từ vải nhung tạo vẻ sang trọng và quyến rũ.

7.6. Túi xách

Bạn có thể sử dụng vải nhung làm phụ kiện, sẽ rất nổi bật và ấn tượng khi sử dụng mẫu vải sang trọng và lấp lánh này.

phụ kiện bằng vải nhung
Bạn có thể sử dụng vải nhung làm phụ kiện như túi xách.

8. Giá vải nhung hiện nay ra sao?

Tùy vào từng loại vải và đặc tính riêng mà vải nhung có giá bán khác nhau. Trên thị trường hiện nay vải nhung thông thường sẽ có giá giao động từ 100.000 – 200.000 VNĐ/mét.

giá vải nhung
Giá dao động từ 100.000 – 200.000 VNĐ/mét.

9. Cách giặt vải nhung vẫn giữ được độ đàn hồi

Bạn có thể giặt bằng nhiều cách như giặt bằng máy, giặt bằng tay. Tuy nhiên để bảo quản và giữ vải lâu bền nhất bạn nên sử dụng cách giặt là giặt khô.

cách giặt vải nhung
Cách để bảo quản và giữ vải lâu bền nhất là bạn nên giặt khô.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chất liệu nhung mới giúp dễ dàng giặt hơn so với các loại vải nhung trước đây. Tìm hiểu thêm về các chất liệu vải khác. Thật là phi thường nếu ai đó có thể nhớ hết tất cả tên gọi các loại vải may mặc phổ biến nhất hiện nay.

Thiên Phước hiểu điều đó và đã tổng hợp tất cả các chất liệu vải lại thành một bảng hoàn chỉnh như bên dưới.

Vải Spandex Vải Kaki Vải Cotton
Vải Canvas Vải Kate Vải Denim
Vải ĐũiVải NỉVải Len
Vải VoanVải LanhVải Lụa
Vải RenVải PolyesterVải Chiffon
Vải FlannelVải Tuyết MưaVải Visco
Vải NhungVải TencelVải Bamboo
Vải Jacquard Vải Tổng Hợp Vải Thun Lạnh
Bảng tổng hợp thông tin các loại vải mới nhất trên thị trường.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được tất tần tật về vải nhung là gì. Nếu bạn có nhu cầu muốn may đồng phục hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Đồng Phục Thiên Phước may đồng phục, in logo với giá rẻ nhất thị trường, sử dụng chất liệu vải và màu in tốt nhất, đồng thời chúng tôi còn miễn phí thiết kế và phí vận chuyển dành riêng cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Phạm Ngọc Trung CEO Đồng Phục Thiên Phước

CEO tại Đồng Phục Thiên Phước

Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.