Vải Linen là gì? Đây là loại vải được sử dụng phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn chưa biết rõ về loại vải này.
Vải linen có nguồn gốc khá lâu đời và được ứng dụng phổ biến trong công nghệ may mặc và lĩnh vực trang trí nội thất nhà ở.
Vậy có bao nhiêu loại vải linen? Làm thế nào để phân biệt và bảo quản chúng? Hãy cùng Đồng Phục Thiên Phước tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến chất liệu linen ngay sau đây!
Vải linen là gì?
Chất liệu linen là gì? Vải linen hay còn được gọi là vải linum, linon trong tiếng latin, hoặc vải lanh trong tiếng Việt.
Đây là một loại vải được sản xuất từ thân cây lanh mọc gần các hồ nước Thụy Sĩ. Sợi vải được dệt bản khá to, độ bền chắc, độ bóng cao nên bạn có thể cảm nhận bề mặt vải bằng tay rõ rệt.
Nguồn gốc và xuất xứ của vải linen
Như đã đề cập trước đó, chất liệu linen có nguồn gốc từ thân cây lanh. Sau khi thu hoạch thân cây lanh, người thợ dệt sẽ tước chúng thành những sợi dài. Tiếp theo, dùng những sợi này dệt thành vải linen.
Do sợi lanh thường rất sắc nên dễ bị hư hỏng nên người thu hoạch đòi hỏi phải sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến.
Tốt nhất là bạn nên cho vi khuẩn ăn hết phần thân cây bên ngoài, các sợi lanh mềm sẽ tự động tập hợp lại và dễ dàng tách thành từng sợi dài để dệt vải.
Ưu và nhược điểm của vải linen
Ưu điểm
Vải linen sở hữu tính chịu nhiệt tốt
Tính chịu nhiệt tốt đã giúp vải linen trở thành lựa chọn hàng đầu trong việc may các trang phục mùa hè. Một chuyên gia thời trang cho biết, loại vải này có khả năng chịu nhiệt còn tốt hơn vải cotton.
Do đó, vào những ngày hè nóng nực, mọi người đều ưa chuộng chọn trang phục vải linen bởi chất vải mượt, thấm mồ hôi nhanh và giá thành hợp lý.
Khả năng thẩm thấu và bay hơi nhanh
Vải có khả năng thấm hút tốt nên không gây bết dính mồ hôi khi trời nóng. Đặc biệt, nếu bị dính nước, chất vải này cũng bay hơi rất nhanh, bề mặt vải luôn được giữ khô ráo.
Chính những ưu điểm tuyệt vời này đã khiến nhiều người ưa chuộng sử dụng vải linen trong công nghệ may mặc các sản phẩm như quần áo, túi xách, đồ dùng nội thất,…
Độ bóng mượt cực kỳ cao
So với những loại vải khác, chất liệu vải linen có độ bóng mượt cực kỳ cao và dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Điều này được lý giải là bởi vì vải linen được dệt từ những sợi lanh thiên nhiên, không phải chế tạo từ sợi nhân tạo.
Ngoài ra, thành phần sợi linen chứa sợi liên kết nên sau khi ngâm nước chất vải trở nên chắc chắn hơn.
Nhược điểm
Khả năng đàn hồi kém
Vải linen không có tính đàn hồi tốt như những loại vải khác, đặc biệt là khi chịu một lượng nhiệt trực tiếp. Vốn dĩ để hạn chế khả năng nhăn nhúm của vải sau khi giặt, chúng ta sẽ ủi quần áo.
Thế nhưng, cách thức này lại khiến vải mất đi tính đàn hồi và tính liên kết trong sợi, gây ảnh hưởng xấu đến trang phục.
Dễ bị nhăn
Vải linen rất dễ bị nhăn sau khi thấm nước, vò nhàu, giặt giũ. Để xử lý hiện tượng này, bạn nên hạn chế giặt bằng máy, thay vào đó hãy chọn cách giặt tay và phơi khô thường xuyên.
Các loại vải linen phổ biến hiện nay
Linen bột
Vải linen bột có tính chất mềm, dễ nhũn, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc vào. Nhờ đặc trưng nổi bật này nên vải được ưa chuộng sử dụng nhất vào mùa hè nóng nực.
Mặt khác, cũng chính tính dễ nhũn nên vải này dễ bị bay màu nhanh khi qua vài lần giặt giũ.
Do đó, chúng ta thường tìm thấy loại vải này trong nội thất gia đình như rèm cửa, chăn ga gối đệm, túi xách và một số sản phẩm may mặc khác.
Linen tưng
So với những loại vải khác, vải linen tưng có độ bền bỉ cao, mềm mượt trên từng sợi vải. Ngoài ra, chất liệu vải này cũng khắc phục được nhược điểm dễ bay màu của vải linen bột, mang đến khả năng giữ màu vải tốt.
Thậm chí, sau khi giặt nhiều lần, vải không bị nhão ra nhờ độ co rút sợi thấp.
Ngoài ra, vải còn có ưu điểm là rất mềm mịn, mang lại cảm giác dễ chịu khi chạm vào; khả năng thấm mồ hôi cũng được đánh giá cao. Tuy nhiên, vải linen tưng vẫn tồn tại một hạn chế chung đó là dễ nhăn nhúm.
Linen ướt
Loại vải này sở hữu đầy đủ các đặc tính vốn có của chất liệu linen chính là bề mặt vải mềm mịn, bao gồm các nhược điểm như dễ nhăn nhúm sau khi giặt, độ đàn hồi kém và độ bền không cao.
Vì thế, Linen ướt được ứng dụng trong các sản phẩm ít yêu cầu về họa tiết và độ cầu ký như rèm cửa, ga giường,…
Linen lụa
Vải linen lụa là sản phẩm pha trộn giữa hai chất liệu lanh và lụa để tạo ra loại vải mềm mại tuyệt đối.
Chất Linen lụa thường được ứng dụng phổ biến trong việc may khăn choàng với đa dạng kiểu dáng và màu sắc hoặc áo dài cách tân sành điệu, đẹp mắt. Ngoài ra, vải cũng mang lại khả năng thẩm thấu, hút âm và bay hơi tốt.
Linen xước
Linen xước còn được biết đến với tên gọi là Linen đũi. Bề mặt vải được dệt theo hình dạng vết xước, tạo nên đặc trưng riêng có của loại vải này.
Chất liệu vải linen xước thường được dùng rộng rãi trong việc may quần hoặc áo vest mỏng,.. nhờ đặc tính mỏng và nhẹ.
Linen Nhật
Chất liệu vải linen Nhật mềm mỏng, dịu nhẹ nên thường được dùng để may áo dài, tạo ra hình ảnh tà áo dài tung bay đẹp mắt. Chất lượng loại vải này cũng được đánh giá cao nhờ độ thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
Bên cạnh đó, vải linen Nhật thường được dệt với nhiều họa tiết rực rỡ, đa dạng như hoa anh đào, cây lá xanh,..
Linen Hàn
Vải linen Hàn được lưu hành với mức giá hợp lý, tương đương với chất lượng vải nên cũng được nhiều người tìm kiếm để tạo ra các trang phục sành điệu, mang đậm phong cách Hàn.
Cách phân biệt các loại vải linen
Giữa hàng chục chất liệu vải hiện nay, làm thế nào để phân biệt được vải linen? Hãy cùng Đồng Phục Thiên Phước khám phá những đặc trưng riêng có của vải linen ngay sau đây:
- Chất liệu vải mịn màng, càng mềm mại hơn sau vài lần giặt giũ, đặc biệt không có xơ vải.
- Khi đốt lên, vải cháy chậm, có mùi cháy của giấy, không đượm khói do sợi lanh rỗng. Tro cháy có cảm giác mềm như của sợi bông.
- Vải linen không có màu trắng tinh khiết mà là màu trắng ngà, màu xám hoặc nâu vàng.
Ứng dụng của vải linen trong đời sống hiện nay
Trong ngành nội thất và thiết kế
Với chất vải thô, độ bền chắc cao, vải linen là lựa chọn hoàn hảo trong việc trang trí nội thất. Chẳng hạn, bạn có thể dùng vải linen làm ga trải trường hoặc tấm bọc sofa dễ chịu nhờ khả năng thấm hút tốt và sợi vải mềm mại tự nhiên, không gây kích ứng làn da.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khiến căn nhà trở nên đầy màu sắc hơn nhờ những tấm vải có họa tiết xinh xắn, rực rỡ. Đừng lo lắng về vấn đề phai màu bởi vải linen khi nhuộm có độ bền cực cao.
Trang trí nhà bếp với vải Linen
Vải Linen có tính bền cao, càng giặt nhiều càng mềm mại nên rất thích hợp để làm khăn lau tay, khăn trải bàn. Nội thất nhà bếp cũng sẽ trở nên đa sắc màu hơn nếu bạn dùng vải Linen làm tạp dề hoặc các túi đựng cơm xinh xắn.
Trường hợp bạn là người yêu thích sự hoài cổ, nhẹ nhàng hướng đồng quê hay phong cách hiện đại cá tính thì vải linen đều có thể đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ, mang đến không gian đặc biệt hơn.
Thời trang với vải Linen
Bên cạnh các ứng dụng nội thất, chất liệu vải linen cũng được dùng rộng rãi trong thời trang may mặc.
Nhờ ưu điểm mềm mại, thấm hút tốt nên vải linen rất phù hợp để may những mẫu sản phẩm như áo sơ mi, áo dài cách tân, áo vest mỏng, quần thời trang, đầm suông, áo váy chống nắng,…
Đặc biệt, khả năng thấm mồ hôi và bay hơi hiệu quả nên nhiều chuyên gia thời trang còn dùng vải linen để may đồ bơi, trang phục mùa hè. Chắc chắn chúng sẽ mang đến cho người dùng cảm giác thoáng khí, dễ chịu, đánh bay cái tiết trời nóng nực của mùa hè.
Cách bảo quản vải linen
Để sử dụng vải linen lâu và giữ sợi vải tốt, bạn nên lưu ý cách bảo quản vải như sau:
- Không nên là quần áo sau khi giặt xong sẽ khiến cấu tạo sợi lạnh bị đứt, thay vào đó hãy phơi khô tự nhiên sau đó sử dụng bình thường.
- Dùng nước giặt có nồng độ thuốc tẩy thấp.
- Để hạn chế tình trạng bay màu, bạn nên giặt vải linen với nước lạnh.
- Tuyệt đối không dùng nước nóng trên 40 độ C để giặt trang phục làm từ vải linen. Thay vào đó, hãy dùng nước ấm hoặc nước lạnh.
Giá vải linen hiện nay ra sao?
Vải linen giá bao nhiêu? Tùy vào từng chất liệu vải khác nhau mà mức giá lưu hành cũng khác biệt. Thị trường đang phân chia mức giá vải linen dựa trên các đặc tính của loại vải này, cụ thể:
Vải bố linen: 79.000đ/1.5m.
Vải linen bột: 80.000đ/m.
Vải linen tưng: 150.000đ/m.
Vải linen xước: 140.000đ/m.
Vải linen cao cấp: 90.000đ/m.
Tuy nhiên, nếu bạn mua vải số lượng lớn, các tiểu thương sẽ bán với giá sỉ. Do đó, hãy cân nhắc nhu cầu sử dụng của mình để mua vải linen với mức giá phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm về các chất liệu vải khác
Thật là phi thường nếu ai đó có thể nhớ hết tất cả tên gọi các loại vải may mặc phổ biến nhất hiện nay.
Thiên Phước hiểu điều đó và đã tổng hợp tất cả các chất liệu vải lại thành một bảng hoàn chỉnh như bên dưới.
Vải Spandex | Vải Kaki | Vải Cotton |
Vải Canvas | Vải Kate | Vải Denim |
Vải Đũi | Vải Nỉ | Vải Len |
Vải Voan | Vải Lanh | Vải Lụa |
Vải Ren | Vải Polyester | Vải Chiffon |
Vải Flannel | Vải Tuyết Mưa | Vải Visco |
Vải Nhung | Vải Tencel | Vải Bamboo |
Vải Jacquard | Vải Tổng Hợp | Vải Thun Lạnh |
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được vải linen là gì, cách phân biệt và ứng dụng các loại vải linen trong đời sống hằng ngày.
Liên hệ ngay với Đồng Phục Thiên Phước nếu còn bất kỳ thắc mắc nào!
CEO tại Đồng Phục Thiên Phước
Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.