Trang chủ » Blog - Tin tức tổng hợp về thời trang may mặc » Vải len là gì? Các ứng dụng PHỔ BIẾN của vải len hiện nay

Vải len là gì? Các ứng dụng PHỔ BIẾN của vải len hiện nay

Vải len là gì? Các ứng dụng PHỔ BIẾN của vải len hiện nay

Vải len là một chất liệu đã không còn quá xa lạ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Đây là một loại vải rất được yêu thích, bởi độ thông dụng của nó có thể dễ dàng phối đồ, và giúp giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông rất là tốt. Trong bài viết hôm nay, đồng phục Thiên Phước sẽ chia sẻ cho các bạn về một số kiến thức cơ bản về vải len là gì, nguồn gốc và ứng dụng của chúng trong đời sống,.. Nào hãy cùng mình tìm hiểu ngay nào.

1. Khái niệm vải len là gì?

Nhiều người hiện nay, vẫn chưa biết được rõ về khái niệm của loại vải này chính là gì mặc dù họ đã dùng nó nhiều lần. Vậy vải len được làm làm từ gì?

1.1 Vải len là gì?

Vải len là một loại vải rất đặc biệt, được sản xuất từ sợi len tự nhiên do thu hoạch từ lông của một số loài động vật như: Cừu, dê thỏ.  Vải có độ bền, độ dày và khả năng giữ nhiệt cao. Vì vậy, loại vải này thường được ứng dụng rộng rãi và  phổ biến trong thị trường ngành thời trang và nhiều lĩnh vực . Tùy vào mỗi loại lông động vật khác nhau mà vải có những tính chất khác nhau. Vải len có khả năng chống cháy cao, Chúng tự phân hủy và dập tắt đám cháy. Không làm phát tán ngọn lửa.Dù đã qua nhiều thập kỉ, nhưng chất liệu len vẫn có một chỗ đúng vô cùng vững chất trên thị trường, cũng như đang cạnh tranh với loại vải cotton về cương vị loại vải được sử dụng nhiều nhất.

Vải len là gì?
Vải len là gì?

1.2 Nguồn gốc của vải len là gì?

Len được cho là xuất hiện vào 4000 năm trước công nguyên tại vùng đất địa Trung Hải. Tuy nhiên, có những dấu tích về sợi len được tìm thấy từ thời Ai Cập cổ đại, có từ 5000 năm trước công nguyên.Nhiều ghi chép ghi rằng, chất liệu  len đã được con người đưa vào sản xuất từ 8000 năm trước công nguyên. Trong chế độ la mã, vải len cũng là một loại vải giữ vị trí rất quan trọng cùng với vải lanh và da. 

Vào những năm 300-1000 trước công nguyên, len được người Ba Tư, La Mã phân phối đi khắp Châu Âu. Sợi len được cải tiến hơn. Đây là loại hàng hóa  góp phần phát triển nền kinh tế nước Ý vào những năm 1200 sau công nguyên. Và người châu Âu đã biết xuất khẩu loại vải len này sang lục địa khác trong thời kỳ thuộc địa. Úc hiện nay  quốc gia đứng đầu về sản lượng cừu nhiều nhất thế giới. 

2. Quy trình sản xuất vải len là gì?

  • Bước 1: Thực hiện cắt lông để thu hoạch lông các loại động vật

Bước đầu tiên, để sản xuất len là ta phải có nguồn nguyên liệu làm, ta cắt xén lông của một số loài động vật. Tùy vào, loại động vật mà thời gian thu hoạch lông khác nhau. Đối với cừu, thì ta sẽ thu hoạch lông 1 lần/ năm. Còn đối với các loài động vật khác, tùy vào nhu cầu mà ta có thể thu hoạch vài lần trong năm. Quá trình cần  được thực hiện cẩn thận, không gây ra hư hại cho lông, gây đau cho động vật.

  • Bước 2: Phân loại len và làm sạch len cắt.

Sau khi ta thu hoạch lông xong, ta tiến hành làm sạch lông. Đây là bước vô cùng quan trọng. Vì  len thô chứa nhiều bụi bẩn và chất nhờn. Đặc biệt, đối với len cừu ta cần chú ý trong len có chứa một loại mỡ béo gọi là lanolin. Loại mỡ này cần được xử lý làm sạch trước khi tới công đoạn kéo thành  sợi. Ta ngâm lông trong nước nóng, có thể thêm các chất phụ gia để làm sạch lông nhanh chóng.

  • Bước 3: Phân loại len

Tiếp theo, ta tiến hành phân loại các sợi len với nhau. Đối với những sợi đồng đều và dài ta phân loại dùng để làm vải may quần áo. Dùng để làm các phụ kiện thời trang như túi, vi,.. thì ta dùng những sợi ngắn.

  • Bước 4: Chải len

Đây là quá trình tách và nắn các sợi len thô thành các sợi dài để dễ dàng kéo sợi len. Việc chải len thô này có thể thực hiện bằng 2 cách: Sử dụng tay để chải hoặc dùng máy chải thô

  • Bước 5: Quay thành sợi len

Dùng máy kéo sợi để quay len thành sợi len. Các sợi len sau khi kéo xong sẽ tạo thành cuộn, hoặc được quấn quanh nón.

  • Bước 6: Dệt sợi

Sau khi  sợi len được hoàn thành, thì ta bắt đầu dệt sợi thành quần áo hay các loại vải len. Sử dụng kiểu dệt trơn lỏng đối với những sợi len đẹp mắt. Còn đối với những sợi xấu, ta dùng kiểu dệt đan chéo để tạo nên kết cấu chặt chẽ hơn.

  • Bước 7: Hoàn thiện vải 

Tùy vào nhu cầu mà các nhà sản xuất có thể cải thiện chất lượng của len. Ví dụ như để kết nối các sợi người dùng có thể ngâm len trong nước,..

Quy trình sản xuất vải len là gì?
Quy trình sản xuất vải len là gì?

3. Đặc điểm tính chất của vải len là gì?

Mỗi loại vải đều có đặc điểm tính chất khác nhau. Chất liệu vải len cũng sở hữu những đặc điểm như:

3.1 Ưu điểm của vải len là gì?

Độ bền cao

Độ bền của len rất cao, chịu được sự mài mòn và kéo căng, có khả năng chịu lực rất tốt. khó có thể bị rách hay biến dạng. 

Độ mềm mại 

Do vải len được làm từ lông của các loài động vật tự nhiên nên rất mềm mại khi cọ xát với da. Gây cảm giác rất thoải mái, dễ chịu cho người mặc

Chống nhăn

Đây là loại vải khá được ưa chuộng vì có khả năng chống nhăn khá tốt, giúp áo quần giữ dáng trong quá trình sử dụng. Giúp tăng tính thẩm mỹ.

Khả năng chống cháy

Chất liệu en rất khó cháy hoặc ngọn lửa cháy rất chậm. Thậm chí lửa dễ bị tắt không gây lan rộng. Chất liệu này  mang đến cho người sử dụng sự an toàn rất cao

Khả năng cách nhiệt và giữ ấm cho toàn cơ thể rất tốt

Len là chất liệu giúp giữ ấm cơ thể vượt trội cho người mặc tốt nhất hiện nay. Với chất liệu có nguồn gốc từ lông động vật nên khả năng giữ ấm của chất liệu này rất tốt.

Khả năng nhuộm màu dễ dàng

Đối với những bạn có làn da bị nhảy cảm với hóa chất nhuộm. Thì đây là một chất liệu mà bạn có thể yên tâm sử dụng. Vì sợi  len hấp thụ thuốc nhuộm trực tiếp một cách dễ dàng mà không cần hóa chất. 

Loại vải này cũng có khả năng cách điện khá tốt.

Ưu điểm của vải len là gì?
Ưu điểm của vải len là gì?

3.2 Nhược điểm của vải len là gì?

Độ thấm hút cao nên lâu khô

Độ thấm hút của len khá cao. Vì thế khi bị thấm nước, trọng lượng của vải tăng gây ra khó khăn cho việc giặt giũ cũng như việc bảo quản vải.

Rất dễ bung sợi

Sợi len có kích thước lớn hơn những sợi chỉ công nghiệp vì thế rất dễ bị đứt. Khi một sợi bị đứt sẽ kéo theo những sợi khác liền kề. Làm cho áo quần bị hỏng mà không vá lại được.

4. Phân loại một số vải len thịnh hành

Vải len trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại và chất lượng các loại cũng khác nhau, nhưng các loại vải len thường được dùng chủ yếu là các loại dưới đây

4.1 Len dệt kim

Vải len dệt kim là một loại vải có các vòng sợi được kết nối với nhau theo một hệ thống. Các kim trên máy dệt kim giữ các mũi khâu phía trước và tạo ra các mũi mới phía trước các mũi cũ, tạo thành các mũi may được nối với nhau theo nguyên tắc tạo mũi may. 

Vải len dệt kim có những đặc điểm tích cực như mềm mại, xốp và thoáng khí. Nó cũng có khả năng cách nhiệt tốt, không dễ nhăn và dễ bảo quản cũng như vệ sinh. Tuy nhiên, khi sợi  len dệt kim bị tác động mạnh, có thể xảy ra hiện tượng quăn và tuột vòng đan.

Len dệt kim
Len dệt kim

4.2 Vải len lông cừu

Đây là lại một trong các loại len được ưa chuộng nhất trên thế giới. Có chất liệu từ lông cừu. Có những loại len lông cừu như

Len Merino

Là chất liệu len được sử dụng phổ biến và ưa chuộng hiện nay, Nguồn gốc loại vải này sử dụng lông cừu Merino được nuôi ở Úc. Loại len này thường được ứng dụng để may quần áo hay các vật liệu công nghiệp. Sợi len có đường kính nhỏ: khoảng dưới 20mm. Đây được đánh giá là một sợi len rất tốt. Đối với loại len này, trước khi kéo sợi ta cần chú ý loại bỏ hoàn toàn lanolin.

Len Virgin

Loại len này còn được gọi với thuật ngữ len cừu non. Sỡ dĩ có cái tên đó, vì đây là loại len được lấy từ bộ lông đầu tiên được cắt của con cừu non.

Vải len lông cừu
Vải len lông cừu

4.3 Len Alpaca

Chất liệu của loại len này được lấy từ lông của lạc đà Alpaca non.. Đây là dòng họ với lạc đà Nam Mỹ. Lông của lạc đà Alpaca mềm và nhẹ hơn lông cừu rất nhiều. Những con alpaca có thể cho ra những sợi lông nhỏ chỉ 15 micron. Sở chỉ chỉ lấy lông của những con non vì khi chúng gài đi, lông của chúng sẽ thô ráp và không thể sử dụng cho mục đích may mặc được. Chính vì thế mà trong hàng năm, người dân ở Nam Mỹ vẫn không ngừng nhân giống để lấy len của chúng.

Alpaca mịn
Len Alpaca

4.4. Len cashmere

Đây là loại len vô cùng sang trọng và  có giá trị vô cùng cao. Loại len được lấy từ lông tơ của loài dê Kashmir trên vùng dãy Himalaya, Sợi có đường kính nhỏ hơn 18 micro và thường được thu hoạch vào mùa xuân và mọi công đoạn thu hoạch đều làm bằng thủ công. Loài dê này chỉ có thể sản xuất 150gr len trên mỗi năm. Vì thế nên giá trị của chúng rất đắt đỏ và cao.

len cashmere
Len cashmere

4.5. Len mohair

Đây là sợi len được lấy từ lông của những con dê angora, sợi len dày và lượn sóng. Chất liệu vải khá dày, ít vảy giúp làm giảm độ tối và không cho bụi bẩn bám vào. Len Mohair thường được dùng để làm trang phục nữ do len này tạo nên những lớp tơ xù xì trên bề mặt len giúp mang đến sự nữ tính. Ngoài ra, loại len này còn được sử dụng để thay thế lông thú nhồi bông.

chỉ mohair
Len mohair

4.6. Len lạc đà

Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 20, trang phục làm từ lông lạc đà trở nên phổ biến. Tuy nhiên, len lạc đà có tính chất cực kỳ âm và không bền bỉ như các loại len khác. Vì lông lạc đà khá thô, nên nó không thích hợp để sản xuất các loại quần áo tiếp xúc trực tiếp với da con người.

4.7 Len Angora Wool

Đây là một loại len rất được nhiều người săn đón bền độ mềm mại và mịn màng của nó.Loại len này được lấy từ lông của loài thỏ Angora. Tuy có nhiều người săn đón, nhưng hiện nay có một số nhà sản xuất đã từ chối không dùng loại chất liệu này nữa. Vì việc sản xuất len Angora, gây nên tranh cãi vì ngược đãi động vật và thiếu tính nhân đạo.

Len Angora Len
Len Angora Wool

4.8 Vải len Cotton

Len sợi cotton là một loại vải có chất liệu len cotton được làm từ sợi len tự nhiên và sợi cotton. Kết hợp giữa hai loại sợi này tạo ra một vải len có sự kết hợp các đặc tính của cả len và cotton. Độ bền cao cũng như cách điện tốt. Nó còn thân thiện với môi trường

5. Cách phân biệt vải len là gì?

Bạn có thể dễ dàng nhận biết đó là vải làm từ chất liệu len hay không  bằng cách bạn nhìn vào bề mặt vải, vải len thường hay xù lông. Hoặc khi sờ vào chất vải thấy hơi cứng và dày. Đặc biệt, bạn có thể vò mạnh vải để xem vải có nhăn hay không, nếu không đó chính là vải len

Cách khác đó là ta sử dụng lửa để kiểm tra. Vì len có đặt tính chống cháy, nếu dùng lửa ta thấy vải khó bắt cháy hay cháy rất yếu , khi đốt có mùi khét và tro dễ dàng dàng bóp vụn thì đó là vải len

6. Ứng dụng rộng rãi của vải len là gì?

Ngày nay chất liệu len được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, lĩnh vực hiện nay. Dưới đây là một số ứng dụng của các loại len:

6.1 Ứng dụng trong may mặc

Vải len thường đượng ứng dụng phổ biến trong may mặc hiện nay. Với độ bền cao và khả năng giữ ấm tốt khiến len trở thành chất liệu vào mùa đông lạnh vô cùng lý tưởng. Len được thiết kế đa dạng với nhiều loại trang phục và màu sắc khác nhau như: Áo khoác, váy, túi xách, áo sweater,…

Ngoài ra chất liệu len còn được sử dụng để làm một số phụ kiện trang trí hay quà tặng handmade như: gấu bông, móc khóa,..

Ứng dụng vải len trong may mặc
Ứng dụng vải len trong may mặc

6.2  Ứng dụng trong trang trí nội thất

Với khả năng chống điện và chống cháy, vải len cũng đang được áp dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất. Thường được dùng để làm thảm, hoặc có thể mang đến sự êm, ấm với các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm.

Ứng dụng vải len trong trang trí nội thất
Ứng dụng vải len trong trang trí nội thất

6.3 Ứng dụng để làm phân bón

Bạn chắc sẽ không tin rằng len còn được ứng dụng làm phân bón đúng không? Chất liệu này có thể đấy. Nhưng cần một thời gian để nó phân hủy. Trong len có chứa 95 nitow, 1% photphat và 2% kali, những chất này rất tốt cho cây trồng.

Ứng dụng vải len để làm phân bón
Ứng dụng vải len để làm phân bón

6.4 Ứng dụng để làm vật liệu làm sạch

Vì khả năng thấm hút rất tốt nên loại cũng có thể sử dụng để lau những chất như:  nước uống, bị đổ trên bàn hay tài sản của mình.

6.5 Ứng dụng trong chữa cháy 

Khi gặp một đám cháy nhỏ nếu có người đang tìm kiếm quần áo để dập bạn có thể sử dụng áo quần len để giúp họ. Vì các loại chỉ len đều chống cháy rất cao. Đã từ lâu, chất liệu len đã được áp dụng để may quần áo cho đồng phục cho những người lính cứu hỏa.

7. Cách bảo quản vải len

Để các sản phẩm có chất liệu từ len của mình luôn bền và như mới, bạn cần phải biết cách giặt cũng như cách bảo quản vải len đúng cách.

Đầu tiên trước khi bắt đầu giặt, ta nên dùng lực giũ mạnh để loại bỏ bụi bám 

Cách giặt vải len đúng cách là trước khi giặt ta nên ngâm vải với dung dịch nước và giấm để giúp giữ độ bền màu.

Khi giặt không nên giặt sản phẩm với xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Chỉ nên dùng sản phẩm xà phòng có tính tẩy nhẹ.

Chỉ nên phơi ở những nơi có bóng râm, tránh phơi áo len trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Vì khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt như thế dễ làm cho quần áo bị phai màu. 

Không dùng nước nóng để giặt đồ và ủi không nên điều chỉnh cao trên 150 độ

Khi phơi vải len nên treo ngang không dùng móc để tránh để mất form áo.

Nên giặt sạch và bỏ vào tủ hay vali khi không sử dụng. Để tránh ẩm mốc nên bỏ vào một túi chống ẩm vào trong.

Mong rằng, qua những thông tin đã được Đồng phục Thiên Phước chia sẻ sẽ giúp bạn rõ hơn về vải len là gì? Và những đặc tính của loại chất liệu này. Tùy vào mục đích sử dụng bạn nên lựa chọn loại len phù hợp với nhu cầu của mình.

Về chúng tôi ĐỒNG PHỤC THIÊN PHƯỚC

Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiễu rõ hơn về áo len. Giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại vải phù hợp với mình. Nếu có bất kỳ điều gì còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với công ty may đồng phục uy tín Thiên Phước qua số hotline

Rate this post
Phạm Ngọc Trung CEO Đồng Phục Thiên Phước

CEO tại Đồng Phục Thiên Phước

Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.