Vải canvas là gì? Những ứng dụng của chất liệu vải canvas trong ngành may mặc quan trọng như thế nào? Vải canvas, vải bố, vải bạt giống hay khác nhau? Để trả lời cho tất cả những câu hỏi trên hãy cùng Đồng phục Thiên Phước tìm hiểu về vải canvas – loại vải được nhiều người dùng sử dụng nhất hiện nay.
1. Vải canvas là gì? Đâu là sự khác biệt giữa vải canvas với vải bố, vải bạt?
Vải canvas là gì
Vải canvas với tên gọi khác là vải bố, vải bạt, vải bố canvas hay vải bố thô. Là loại vải cao cấp với chất liệu vải dày và có độ bền cao được dệt từ sợi gai dầu. Hiện nay loại vải này được kết hợp nhiều nguyên liệu khác như cotton, lanh, hemp hay sợi tổng hợp,…
Chính những điểm nổi bật như bền, chắc và không thấm nước,… Nên từ khi xuất hiện trên thị trường, vải canvas, vải bố, vải bạt đã được sử dụng để làm lều, bạt buồm. Thậm chí là được dùng để làm giấy vẽ tranh cho các họa sĩ.
Vải bố là gì? Vải bạt là gì? Vải canvas có khác gì vải bố, vải bạt không?
Vải bố, vải bạt chính là vải canvas, đây chỉ là một cách gọi khác. Chính vì vậy, khi nhắc tới, ở Việt Nam vải canvas được gọi với tên khác là vải bố hoặc vải bạt. Đặc điểm nổi bật của loại vải này là sợi vải được dệt dạng lưới, thô khá bền, ít thấm nước vì thế rất thích hợp để làm túi đựng.
2. Nguồn gốc của chất liệu vải sợi canvas
Vải canvas là loại vải được tạo nên từ sợi cây gai dầu. Vải canvas có từ rất lâu, khởi nguồn mang tên gọi “Canabis” (tiếng Ả rập), theo tiếng La-tinh nghĩa là cây gai dầu. Từ xa xưa người Trung Quốc đã sử dụng cây gai dầu để tạo ra vải và dây thừng.
Nếu tìm hiểu bạn sẽ biết được cây gai dầu chính là nguồn gốc cung cấp sợi lớn nhất trên thế giới. Vào năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã sử dụng bông vào dệt cùng sợi gai dầu.
Xuất hiện tại Châu Âu vào thế kỷ VIII, khi Saracens và Moors đã mang bông từ Bắc Phi đến Châu Âu và đã sử dụng chất liệu này để sản xuất buồm cho các con thuyền. Đến đầu thế kỷ 20 vải canvas được đưa vào để sản xuất các loại băng truyền ở Mỹ.
3. Đặc điểm của vải sợi canvas
Mỗi loại vải đều có những đặc điểm riêng trong quá trình sử dụng, đối với vải canvas cũng thế. Vậy ưu và nhược điểm của loại vải này là gì? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
3.1. Ưu điểm của vải canvas
- Đem đến cho người dùng độ bền phù hợp cùng với đó là khả năng chống thấm nổi bật giúp cho người sử dụng hiệu quả hơn.
- Màu vải luôn được giữ ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt cũng không làm thay đổi màu của vải.
- Dễ dàng kết hợp với tính hóa học để tăng cường tinh chất tự nhiên của vải, bao gồm khả năng chịu nước, chống cháy và kháng nấm mốc.
- Vải nhẹ và rất dễ vệ sinh khi bị bẩn
- Loại vải có nguồn gốc xuất xứ 100% từ sợi cotton nên rất lành tính và an toàn cho người dùng, không gây độc hại.
- Có nhiều gam màu phù hợp với tiêu chí thẩm mỹ mà người dùng lựa chọn nên rất dễ sử dụng để trang trí không gian nhà ở.
3.2. Nhược điểm của vải canvas
- Vì chất vải khá dày nên khi giặt sẽ lâu khô hơn những loại vải khác như lụa, cotton,…
- Không chịu được những vật có tải trọng lớn, sắc nhọn và cứng.
- Khả năng thấm hút tốt nên tuổi thọ sản phẩm không được cao.
Vải canvas có bền không?
Trong thế giới vải thì chất liệu vải canvas được đánh giá rất cao về độ bền chắc ưu việt. Từ thời xưa, vải canvas là ưu tiên hàng đầu để làm cánh buồm cho thuyền. Với môi trường khắc nghiệt trên biển, ví dụ này là minh chứng hùng hồn cho độ bền chắc chắn của vải canvas.
Vải canvas có tốt không?
Vải canvas chắc chắc là chất liệu vải tốt nhất nhì trong các loại vải hiện nay. Quay trở lại nguồn gốc của vải canvas, loại vải này được dệt từ sợi cây gai dầu, được xem là sợi dệt tốt nhất. Và được các thế hệ đi trước tin dùng từ năm 1500 TCN.
Vải canvas có chống nước không?
Khả năng chống nước của chất liệu vải canvas tự nhiên không tốt lắm. Khi đổ nước lên vải thì nước thấm từ từ vào như những loại vải khác. Nhưng chúng thường được tăng cường thêm khả năng chống nước nhờ kết hợp với các loại vải chống thấm tốt như polyester. Quá trình này diễn ra ngay trong quá trình sản xuất vải canvas hiện đại.
4. Phân loại vải sợi canvas
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại canvas khác nhau. Tùy vào thuộc tính riêng biệt của từ loại mà các nhà thiết kế sẽ lựa chọn chúng vào những mục đích sử dụng sao cho phù hợp nhất.
4.1. Phân loại vải canvas theo tên gọi thông thường
4.1.1. Vải canvas dệt từ sợi gai dầu
Là một trong số những loại vải có ưu điểm vượt trội về vật lý cụ thể là độ bền cao, khả năng chống ẩm mốc hiệu quả và khả năng chịu nhiệt rất tốt,… Tuy nhiên, lại thiếu mát tính mềm dịu và thẩm mỹ cao. Nên chất liệu sợi vải này chỉ nên sử dụng để làm vải bạt.
4.1.2. Vải canvas dệt từ cotton
Khi nhắc đến những loại vải bố canvas phổ biến bạn không thể bỏ qua vải canvas được dệt từ cotton. Chất liệu vải này có giá thành khá rẻ, độ bền lại hiệu quả nên được nhiều nhà thiết kế sử dụng để làm ra các mặt hàng thời trang chất lượng.
Không những đem đến món hàng hiện đại mà còn đáp ứng được giá trị thẩm mỹ cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng.
4.1.3. Vải canvas dệt từ vải lanh
Có thể sử dụng vải lanh để dệt thành vải canvas, tuy nhiên khi tính đến chi phí thì mức giá khá cao, thường gấp 2 đến 3 lần so với các loại vải hiện nay, cụ thể là vải cotton.
Chính vì thế khi dùng, người dùng nên cân nhắc lựa chọn loại vải canvas phù hợp, nhằm tiết kiệm được chi phí trong quá trình sử dụng.
4.1.4. Vải canvas được dệt từ sợi tổng hợp
Loại vải này có độ bền cao và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Tùy vào nhu cầu thực thế mà người dùng có thể lựa chọn loại vải này để sử dụng.
4.2. Phân loại vải bố canvas theo định lượng
Dựa vào cấu tạo và tính chất (từ tự nhiên và nhân tạo), vải bố thường được phân biệt theo định lượng từ 2 nguồn vải sợi chính là cotton và polyester, được phân bổ như sau:
- Vải bố định lượng 14oz (100% Polyester)
- Vải bố định lượng 4oz, 6oz, 12oz (100% cotton)
- Vải bố định lượng 12oz (65% cotton, 35% polyester)
- Vải bố định lượng 18oz (100% cotton)
Cũng như những loại vải khác như cotton, lụa, vải xô,… Vải bố cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Người ta chủ yếu dựa vào những đặc điểm cấu tạo, tính chất riêng và định lượng để quá trình phân loại diễn ra dễ dàng hơn.
5. Cách nhận biết vải canvas
Vải canvas hay vải bố, vải bạt, … đều có đặc tính riêng biệt và rất dễ để nhận biết, chỉ cần sờ bằng tay hay nhìn bằng mắt bạn cũng có thể biết được. Dưới đây là một số cách nhận biết vải canvas mà bạn có thể áp dụng.
5.1. Nhận biết bằng mắt
Vì là chất vải được dệt từ chính sợi gai dầu nên khi chưa qua sơ chế chất vải sẽ rất thô, cứng chỉ cần nhìn bằng mắt bạn cũng có thể nhận biết dễ dàng.
Ngoài ra để chắc chắn hơn bạn có thể dùng tay sờ trực tiếp lên bề mặt vải để nhận biết, chất vải sẽ thô, cứng và không được mềm mại như những chất liệu vải khác.
5.2. Nhận biết vải khi đốt
Đối với vải canvas được dệt từ sợi tổng hợp như PE và Nylon thì khi đốt bạn sẽ ngửi thấy mùi nhựa và khi cháy sẽ bị vón cục, không có tro.
Nguyên nhân là do vải có chứa sợi tổng hợp là PE và Nylon.
Ngoài vải canvas này bạn còn có nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn. Hãy tham khảo ngay các loại vải trên thị trường khác để chọn được chất liệu phù hợp nhé.
6. Tổng hợp 11 ứng dụng nổi bật của vải canvas
Với những đặc tính nổi bật của mình mà hiện nay vải canvas, vải bố, vải bạt, … được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Cụ thể là được dùng để may quần áo, sản xuất giày, may túi, rèm cửa và các vật dụng cần thiết trong công nghiệp và hàng hải.
6.1. Đầm và chân váy thời trang làm từ vải bố canvas
Cong nghệ hiện đại cho phép các nhà sản xuất ứng dụng các đặc tính nổi bật của vải canvas vào ngành may mặc thời trang hiện đại. Các bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi biết những trang phục xinh xắn và sang trọng bên dưới được làm từ vải bố thô.
6.2. Giày làm từ vải canvas
6.3. Balo vải bố, túi xách sản xuất từ vải canvas nhiều màu
Hầu hết vải canvas được sử dụng để may những chiếc túi xách, ba lô, cặp đeo chéo,… Đây đều là những vật dụng mà giới trẻ rất ưa chuộng đặc biệt là các bạn gái. Với trọng lượng nhẹ và độ bền cao đã giúp cho món đồ này trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người thay vì các loại túi da.
6.4. Vải canvas may khăn trải bàn
Bên cạnh sử dụng vải canvas để may balo túi xách, thì loại vải này còn được dùng để làm khăn trải bàn cho quán cafe, bàn ăn,….
6.5. Rèm cửa sổ may từ vải canvas, vải bố
Với đặc tính là thô, dày do đó khi sử dụng vải canvas để may rèm cửa sẽ giúp ngăn cản được ánh nắng mặt trời và tia độc hại gây hại.
6.6. Bìa sổ tay vải canvas
6.7. Ốp điện thoại vải bố cực chất
6.8. Bọc vỏ gối vải bố
Ngoài những mặt hàng thời trang chất lượng, vải canvas còn được dùng để sản xuất các mặt hàng gia dụng trong gia đình như rèm cửa, khăn trải bàn và vỏ gối,… Hơn thế nữa màu sắc của vải canvas như màu kem, màu gỗ còn đem đến cảm giác mộc mạc, giản dị.
Đặc biệt là đậm phong cách vintage giúp cho không gian ngôi nhà mang một phong cách riêng, độc đáo, khác biệt và vô cùng ấn tượng.
Chất liệu này còn len lỏi vào phòng ngủ, vải bố được dùng để làm vỏ gối cũng là cách thể hiện cá tính riêng và phong cách riêng của nhiều người.
6.9. Sofa vải bố, ghế xếp vải canvas cao cấp
Với vải canvas bạn không những có được những vật dụng bền, đẹp mà còn hợp thời trang và gu thẩm mỹ của bản thân.
6.10. Đồ trang trí handmade vải canvas
6.11. Tranh canvas
Tranh canvas là dòng tranh in công nghệ cao. Tranh được in trên chất liệu vải canvas hoặc vải bố (theo cách gọi khác) bằng máy in phun và mực in chuyên dụng thay vì làm một cách thủ công như vẽ tay hoặc in ấn.
Với giá thành thấp hơn nhiều so với các loại tranh trang trí khác trên thị trường, tranh vải canvas được nhiều gia đình yêu thích, tìm kiếm và sử dụng rộng rãi.
7. Mẹo bảo quản và làm sạch vải canvas
Đặc tính vốn có của vải canvas là thô và cứng, chính vì thế không phải lúc nào bạn cũng có thể làm sạch loại vải này khi bị bẩn. Một số trường hợp phải đem đến tiệm để giặt là. Để làm sạch vải bố bạn nên thực hiện theo những quy trình mà chúng tôi chia sẻ sau đây. Cách làm này không những tiết kiệm được chi phí mà còn đảm bảo chất vải được bền hơn khi dùng.
Cách làm sạch vải bố canvas tại nhà
- Bước 1: Làm sạch vết bẩn trên vải canvas bằng bọt biển và nước sạch. Tiến hành thoa nhẹ nhàng lên vị trí dính bẩn.
- Bước 2: Ngâm vải bố canvas trong nước lạnh, sau đó pha nước giặt để tiến hành làm sạch vải. Đây được xem là một trong số những bước quan trọng. Để đảm bảo vải không bị mục, hư hỏng bạn nên pha xà phòng giặt loãng vào ngâm vải trong vòng 5 phút.
- Bước 3: Bước tiếp theo là lấy vải canvas vừa ngâm ra khỏi chậu rồi tiếp tục giặt sạch dưới vòi nước cho đến khi hết xà phòng.
- Bước 4: Khi phơi bạn không nên vắt mà phơi đồ trực tiếp lên mặt phẳng cứng, để khô tự nhiên. Đối với vải canvas khi dùng bạn không được sử dụng bàn là hoặc máy sấy nhé như thế sẽ làm vải nhanh hỏng hơn.
Nếu gặp phải những vết bẩn cứng đầu bạn có thể dùng thuốc tẩy tuy nhiên nên tránh xa những loại thuốc có chứa Clo nhé, bởi nó có thể là nguyên nhân làm hỏng sợi vải nhanh chóng. Với những món đồ không thể tự giặt nên đem ra tiệm và yêu cầu giặt theo chế độ của vải canvas để đảm bảo chất lượng của vải.
8. Tìm hiểu thêm về các chất liệu vải khác
Thật là phi thường nếu ai đó có thể nhớ hết tất cả tên gọi các loại vải may mặc phổ biến nhất hiện nay. Thiên Phước hiểu điều đó và đã tổng hợp tất cả các chất liệu vải lại thành một bảng hoàn chỉnh như bên dưới.
Vải Spandex | Vải Kaki | Vải Cotton |
Vải Canvas | Vải Kate | Vải Denim |
Vải Đũi | Vải Nỉ | Vải Len |
Vải Voan | Vải Lanh | Vải Lụa |
Vải Ren | Vải Polyester | Vải Chiffon |
Vải Flannel | Vải Tuyết Mưa | Vải Visco |
Vải Nhung | Vải Tencel | Vải Bamboo |
Vải Jacquard | Vải Tổng Hợp | Vải Thun Lạnh |
Qua vài viết trên chắc rằng bạn đã biết được những thông tin hữu ích về vải canvas là gì? vải bố là gì? Và 11 ứng dụng thú vị của vải canvas vào cuộc sống. Cũng như phân loại và nhận biết được các loại vải canvas trên thị trường hiện nay. Chúc bạn thành công và có được những mặt hàng thời trang chất lượng được làm từ chất liệu vải canvas.
Tham khảo ngay áo thun đồng phục chất lượng của Thiên Phước với các mẫu thiết kế mới thịnh hành xu hướng.
Tài liệu tham khảo:
“Vải bạt” – Bách Khoa Toàn Thư Wiki | “https://vi.wikipedia.org/wiki/Vải_bạt“
“Hessian fabric” – Bách Khoa Toàn Thư Wiki | “https://en.wikipedia.org/wiki/Hessian_fabric“
Thông tin liên hệ:
- Hotline TPHCM: 0938 767 323 / 0933 599 323 / 0878 03 4477
- Hotline Hà Nội: 0966 767 323
- Hotline Cam Ranh: 0912 373 975
CEO tại Đồng Phục Thiên Phước
Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.