Khi bắt đầu tiến hành kinh doanh shop quần áo, bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều các yếu tố khác nhau như: vị trí, mẫu mã, giá bán…
Chính vì vậy, những kinh nghiệm mở shop quần áo hữu ích sẽ hỗ trợ bạn có những kiến thức nền tảng phù hợp, giúp cho việc mở cửa hàng quần áo trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm:
- Local brand nghĩa là sao? Kinh doanh local brand cần những gì?
- Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu vốn ít – lãi nhanh
- 5 kinh nghiệm kinh doanh thành công cho người mới bắt đầu
1. Xác định được điểm yếu, điểm mạnh trước khi mở shop quần áo
Bạn là một người yêu thích thời trang? Bạn thích công việc kinh doanh và đã có một số vốn nhất định để thực hiện?
Không ngần ngại gì nữa! Bạn đã có thể mở cửa hàng quần áo của riêng mình.
Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh shop quần áo diễn ra thuận lợi và nâng cao vị thế của cửa hàng so với những cửa hàng khác trong cùng khu vực hoặc cùng phân khúc kinh doanh.
Trước tiên, bạn cần nắm rõ được những ưu/khuyết điểm của mình để tìm cách phát huy và hạn chế khi cần thiết.
Để xác định ưu điểm, nhược điểm của mình, bạn có thể bắt đầu bằng việc trả lời các câu hỏi sau đây:
- Thời trang là luôn luôn biến chuyển và để theo đuổi lĩnh vực này, bạn cần phải thích ứng kịp thời, thậm chí là đón đầu xu thế. Chính vì vậy, bạn cần trả lời được câu hỏi: Bạn có có khả năng quan sát tinh tế những sự thay đổi của thời trang hay không?
- Bạn có thể lựa chọn và phối hợp các loại trang phục, phụ kiện đi kèm một cách thu hút và đa dạng phong cách khác nhau hay không?
- Khi kinh doanh shop quần áo, bạn phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Vì vậy, sự thân thiện, biết quan sát thái độ người khác và cân nhắc cách ứng xử là một trong những yếu tố giúp khách hàng hài lòng. Bạn có phải một người giao tiếp tốt và xử lý tình huống nhanh chóng hay không?
- Bạn đã từng có những kinh nghiệm gì về lĩnh vực thời trang hay kinh doanh hay không? Kinh nghiệm về thời trang tất nhiên sẽ giúp bạn sở hữu gu thẩm mỹ tốt hơn, shop quần áo cũng sẽ mang những nét độc đáo rất riêng. Còn kinh nghiệm kinh doanh sẽ hỗ trợ bạn trong khâu tuyển dụng nhân viên, tính toán sổ sách…
Bằng cách đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên, bạn đã có thể nhận định được rằng, mình có những ưu điểm gì để vận dụng vào hoạt động kinh doanh shop quần áo.
Cũng như lưu ý những điểm yếu đề tìm cách khắc phục.
2. Lên ý tưởng cho cửa hàng quần áo
Một trong những kinh nghiệm mở shop quần áo được nhiều người “truyền tai nhau”, đó là: lên ý tưởng kinh doanh shop quần áo.
Trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc định hình ý tưởng là hết sức cần thiết, giúp bạn xác định phương hướng xây dựng cửa hàng, cũng như những việc cần làm để biến ý tưởng của mình thành hiện thực. Sau khi có được ý tưởng kinh doanh, bạn cần tiến hành thực hiện các bước tiếp theo như chuẩn bị kế hoạch kinh doanh cụ thể, chọn mặt bằng, nhập hàng,…. để biến ý tưởng thành mô hình thực.
Vậy, cụ thể thì việc lên ý tưởng mở cửa hàng quần áo sẽ được tiến hành như thế nào?
2.1 Xác định phong cách muốn hướng tới khi kinh doanh cửa hàng quần áo
Việc đầu tiên cần thực hiện trong khâu lên ý tưởng, đó là xác định phong cách mà cửa hàng mong muốn theo đuổi.
Phong cách thời trang rất đa dạng, và mối phong cách sẽ đáp ứng những đối tượng khách hàng khác nhau.
Vì vậy, việc xác định phong cách cũng sẽ ảnh hưởng đến bước xác định nhóm khách hàng mục tiêu.
Kinh doanh shop quần áo có thể theo đuổi những phong cách như: văn phòng (trang phục công sở thanh lịch với vest, áo blazer, quần tây… có tông màu pastel nhã nhặn); vintage (váy, yếm có họa tiết hoa nhí, trơn… với tông màu chủ đạo là nâu, be)…
Có thể nói, việc lựa chọn và định hình phong cách cho cửa hàng là một việc làm khá nan giải, nhưng lại rất cần thiết để khẳng định vị thế và tạo chỗ đứng cho shop quần áo của bạn.
Xác định phong cách khi mở cửa hàng quần áo, còn giúp bạn cân nhắc việc trang trí cửa hàng sao cho phù hợp với phong cách mà mình theo đuổi.
Quyết định sẽ bán bổ sung các loại phụ kiện khác, khiến cho những đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến có cảm giác thích thú khi đến cửa hàng và tạo ấn tượng tốt với họ.
2.2 Xây dựng tên thương hiệu khi mở cửa hàng quần áo
Tên thương hiệu là điều đầu tiên thu hút khách hàng.
Chính vì vậy, một cái tên độc đáo, gây ấn tượng, nhưng vẫn đảm bảo được tiêu chí: dễ nhớ, dễ gây chú ý, là điều rất cần được quan tâm khi bạn kinh doanh shop quần áo.
Mặc dù thương hiệu quần áo cần có cái tên dễ gây chú ý, nhưng không vì thế mà bạn lại lựa chọn những tên có xu hướng phản cảm, gây ấn tượng theo hướng tiêu cực, điều này sẽ khiến khách hàng có ấn tượng xấu về cửa hàng.
Bạn cũng nên tham khảo cách đặt tên của những shop quần áo “đối thủ” để đo lường mức độ hiệu quả của tên thương hiệu mà mình dự định đặt, cũng là để tránh tình trạng trùng tên với các cửa hàng khác.
3. Lên kế hoạch kinh doanh shop thời trang rõ ràng và chi tiết
Sau khi đã hoàn thành khâu lên ý tưởng, bạn cần vạch ra một kế hoạch kinh doanh thật rõ ràng và chi tiết, để đảm bảo không bỏ sót những yếu tố quan trọng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cửa hàng.
3.1 Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Kinh nghiệm mở shop quần áo mà bạn cần lưu ý, đó là phải xác định được nhóm khách hàng mục tiêu.
Có rất nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau trên thị trường, việc xác định và thu hẹp phạm vi khách hàng sẽ giúp hoạt động kinh doanh shop quần áo trở nên hiệu quả hơn.
Xác định đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược quảng cáo thích hợp, trang trí cửa hàng, cũng như lựa chọn nguồn hàng, ấn định giá bán phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mà shop hướng đến.
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu càng cụ thể, thì việc lên kế hoạch kinh doanh sẽ càng dễ dàng hơn đối với bạn, và hiệu quả kinh doanh cũng sẽ được nâng cao.
Việc xác định nhóm khách hàng, không chỉ dừng lại ở các tiêu chí như: giới tính, độ tuổi, khu vực, phong cách…
Mà cụ thể hơn là xác định mức thu nhập – yếu tố quyết định giá tiền mà nhóm khách hàng có thể bỏ ra để lựa chọn các sản phẩm trong cửa hàng.
3.2 Nghiên cứu thị trường kinh doanh thời trang hiện nay
Để trả lời một cách trực quan nhất cho câu hỏi: cách mở shop quần áo hoạt động hiệu quả?
Thì dễ dàng nhất đó là: bạn phải tiến hành nghiên cứu thị trường hiện nay. Vậy, nghiên cứu thị trường sẽ tập trung vào những yếu tố nào?
Thứ nhất, màu sắc chủ đạo.
Mỗi năm đều sẽ có những tông màu chính, và để bắt kịp xu hướng và thậm chí là dẫn đầu xu hướng, đòi hỏi cửa hàng của bạn phải cung cấp các sản phẩm với tông màu thời thượng, phù hợp với năm đó.
Thứ hai, kiểu dáng.
Tương tự như màu sắc, kiểu dáng đóng vai trò quyết định đến việc cửa hàng của bạn có thu hút khách hàng hay không.
Tùy vào đối tượng khách hàng mà shop đã xác định, các kiểu dáng quần áo, cho đến phụ kiện đi kèm sẽ được “mix & match” với nhau để tạo cảm giác thích thú cho khách hàng.
3.3 Mở shop quần áo cần bao nhiêu tiền?
Để xác định được chi phí cho cửa hàng, bạn cần phải trả lời câu hỏi: mở shop quần áo cần những gì?
Hiện nay, hai mô hình kinh doanh chủ yếu bao gồm: bán hàng trực tuyến và mở cửa hàng.
Đối với mở shop quần áo online, chi phí thường sẽ dao động trong khoảng 30 đến 60 triệu đồng.
Chi phí này sẽ dành cho việc nhập hàng, thuê nhân viên trả lời tin nhắn, soạn đơn và chạy quảng cáo trên các trang web thương mại điện tử.
Đối với mô hình mở cửa hàng quần áo, thì chi phí sẽ cao so với shop online. Cụ thể:
Chi phí nhập sản phẩm (20-50 triệu đồng):
Đối với mô hình online, bạn có thể chốt đơn hàng với khách trước, sau đó mới nhập sản phẩm về, điều này cũng giúp làm giảm tình trạng “chôn vốn”.
Nhưng cũng có mặt trái là khách hàng sẽ phải bỏ ra một khoảng thời gian chờ đợi nhất định mà không sở hữu được sản phẩm ngay.
Tuy nhiên, khi kinh doanh shop quần áo với mô hình mở cửa hàng bạn sẽ phải nhập hàng vào kho trước để có thể cung ứng sản phẩm kịp thời cho khách hàng.
Cũng như có sản phẩm để trưng bày, tránh tình trạng manocanh, giá, kệ trong cửa hàng bị trống.
Chi phí thuê mặt bằng (khoảng 2.5 – 30 triệu)
Tùy thuộc vào vị trí thuê và thời gian thuê mà giá thuê có thể có sự thay đổi.
Tại những vị trí có địa thế càng tốt như trung tâm thành phố: quận 1, quận 3…, gần khu dân cư, trường học… thì giá thuê sẽ cao.
Nhưng đổi lại, lượng khách hàng tiềm năng sẽ nhiều hơn và cơ hội gia tăng doanh thu sẽ cao hơn.
Chi phí trang trí cửa hàng (20-50 triệu):
Khác với mô hình online, mở cửa hàng quần áo thì bạn cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để trang trí cho shop của mình thêm bắt mắt, phù hợp với phong cách mà shop mong muốn hướng đến.
Các cửa hàng quần áo luôn phải có gương, manocanh, giá treo, kệ. Đây chỉ là những vật dụng cơ bản nhất cho một cửa hàng.
Ngoài ra, bạn còn cần mua sắm các vật dụng trang trí khác sao cho phù hợp với xu hướng thời trang, tạo cảm giác thích thú đối với nhóm khách hàng mục tiêu mà shop hướng đến.
Chi phí thuê nhân viên (3 – 6 triệu đồng):
Lương để thuê nhân viên tại cửa hàng sẽ cao hơn mô hình online, vì yêu cầu công việc của nhân viên tại các cửa hàng quần áo sẽ khó hơn nhân viên online.
Ngoài thu ngân, chỉnh sửa trang phục trên manocanh, thì nhân viên cũng cần có kiến thức cơ bản về thời trang để có thể tư vấn và thuyết phục khách hàng chọn mua các sản phẩm khác.
Chi phí phát sinh khác: 10 triệu
Trong quá trình xây dựng và hoạt động, cửa hàng không tránh khỏi một số khó khăn có thể gặp phải như: nguồn hàng bị đứng, các tác động khách quan khiến cửa hàng bị hư hỏng, sản phẩm lỗi và khách hàng đòi bồi thường…
Chính vì vậy, bạn luôn cần có một khoản dự trù nhất định, để luôn đảm bảo dù có những bất trắc xảy ra thì hoạt động của cửa hàng vẫn có thể tiếp tục hoặc ít nhất là không bị tạm dừng quá lâu.
4. Kinh nghiệm chọn mặt bằng khi kinh doanh quần áo
Diện tích mặt bằng có độ rộng phù hợp với quy mô cửa hàng. Vị trí cửa hàng dễ tìm, dễ thấy và thoáng đãng.
Một trong những kinh nghiệm mở shop quần áo đó là lựa chọn mặt bằng càng gần đối tượng khách hàng tiềm năng càng tốt.
Ví như nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là học sinh, sinh viên, thì bạn nên lựa chọn vị thế cửa hàng gần các trường trung học, đại học, cao đẳng để thu hút sự chú ý.
5. Kinh doanh shop quần áo cần những giấy tờ nào?
Đăng ký giấy phép kinh doanh là thủ tục cần làm khi bạn tiến hành thành lập một cửa hàng.
Bạn có thể tham khảo các bước đăng ký tại “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”: dangkykinhdoanh.gov.vn, để biết chính xác những loại giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký.
Nếu không có giấy phép cửa hàng của bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc buộc tạm dừng hoạt động cho đến khi đáp ứng đầy đủ các thủ tục theo quy định.
6. Nhập hàng giá rẻ, chất lượng ở đâu cho shop thời trang?
Theo kinh nghiệm mở shop quần áo từ nhiều người, tùy thuộc vào khu vực mà bạn đang sinh sống, thì nguồn hàng uy tín mà bạn có thể lựa chọn bao gồm:
- Khu vực phía Bắc: Chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp…
- Khu vực phía Nam: Chợ An Đông, Chợ Hạnh Thông Tây, Chợ Hoàng Hoa Thám, Chợ Bàn Cờ…
Bạn còn có thể nhập các nguồn hàng Quảng Châu, hàng nhượng quyền từ các thương hiệu có tên tuổi như: Viettien, Owen…
Ngoài ra, công ty may đồng phục chuyên nghiệp Thiên Phước cũng là một trong những đơn vị được nhiều cửa hàng thời trang đánh giá cao, và bạn có thể cân nhắc lựa chọn hợp tác lâu dài.
Thiên Phước sử dụng chất liệu vải cotton Thái chất lượng, giao hàng toàn quốc giúp bạn không cần phải đến tận nơi lấy hàng, và có chế độ in mẫu thử để bạn tham khảo mà hoàn toàn không mất phí.
Đây là một đơn vị mà bạn có thể xem xét để lấy nguồn hàng uy tín, lâu dài với giá cả phải chăng.
7. Thiết kế cửa hàng thời trang phù hợp
Cửa hàng nên được thiết kế với tông màu sáng, kết hợp với cách bày trí vừa phải, tạo cảm giác thoáng đãng, không quá rối mắt người mua.
Có thể bày trí thêm cây xanh và lắp đặt hệ thống âm thanh để phát nhạc trong cửa hàng, giúp khách hàng cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất trong quá trình mua sắm.
8. Kinh nghiệm cho ngày khai trương shop quần áo chuyên nghiệp
Một số kinh nghiệm ngày khai trương khi mở cửa hàng quần áo cần chú ý đó là:
- Xem ngày tốt và phù hợp với phong thủy của bản thân để khai trương.
- Lập danh sách khách mời tham dự để đảm bảo công tác tiếp đón chu đáo.
- Mua sắm và chuẩn bị lễ cúng khai trương tươm tất.
- Đảm bảo đội ngũ nhân viên và số lượng hàng hóa đều đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Quảng bá về chương trình ưu đãi nhân dịp khai trương.
- Thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các trang thông tin, mạng xã hội… để thu hút khách hàng.
Để mở cửa hàng quần áo và tiến hành hoạt động một cách thuận lợi không phải là điều dễ dàng.
Hi vọng rằng với những kinh nghiệm mở shop quần áo đã chia sẻ trên đây của Đồng phục thiên phước, bạn sẽ có thể thành lập một shop quần áo theo đúng mong muốn và kinh doanh một cách hiệu quả nhất nhé!
CEO tại Đồng Phục Thiên Phước
Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.