Trang chủ » Blog - Tin tức tổng hợp về thời trang may mặc » Kinh nghiệm kinh doanh cafe cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm kinh doanh cafe cho người mới bắt đầu

kinh nghiệm mở quán cafe

Hiện nay, các quán cafe ngày càng phát triển mạnh với nhiều phong cách khác nhau thu hút đông đảo mọi người.

Tuy nhiên, để có thể kinh doanh quán cafe, ngoài nguồn vốn nhất định, bạn cần có sự am hiểu và trình độ chuyên môn.

Chính vì vậy, các startup đừng bỏ qua những kinh nghiệm mở quán cafe đắt giá sau đây nhé!

1. Xác định mục tiêu mở quán

Theo kinh nghiệm mở quán cafe của những người đi trước, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn xác định rõ được mục tiêu của mình.

Bạn sẽ muốn thực hiện ý tưởng như thế nào? Đồng thời dựa trên tình hình thực tế và xác định rõ ràng các yếu tố như sau:

kinh nghiệm mở quán cà phê
Mục tiêu mở quán là điều đầu tiên các startup cần làm.

Xem thêm:

Thiết kế không gian kiến trúc

Hình ảnh của quán cafe

Doanh số và lợi nhuận cần phải đạt được theo ngày – tháng – quý,…

2. Nghiên cứu thị trường 

Kinh doanh quán cafe cần sự nghiêm túc và kỹ lưỡng về thời gian và tiền bạc.

Do đó, đầu tiên, bạn sẽ cần tiến hành thăm dò, tìm hiểu thị trường và phân tích những yếu tố góp phần quyết định sự thành công.

Các startup nên học hỏi kinh nghiệm mở quán cafe của những người đi trước. Sau đó tự tìm hướng đi phát triển phù hợp với mình.

Để nghiên cứu thị trường, mọi người có thể ghé thăm các quán cà phê khác nhau và phân tích nhóm khách hàng, tìm ra điểm chung nhất.

Bạn sẽ phải quan tâm cũng như tìm lời giải đáp cho những vấn đề sau:

  • Khách hàng thường là những ai, đến quán cafe làm gì?
  • Thời gian khách hàng ghé quán vào lúc nào trong ngày?
  • Phong cách trang trí, thái độ phục vụ của từng quán cafe có điểm mạnh – yếu như thế nào?
  • Giá cả của các quán cafe hiện nay như thế nào, những nơi niêm yết giá cao hơn mặt bằng chung có điểm gì nổi bật hay không?

3. Lên kế hoạch kinh doanh quán cafe

Theo như chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quán cafe của những người đi trước, đa số các trường hợp kinh doanh thất bại đều do nóng vội, không có chiến lược cụ thể trước khi bắt tay vào thực hiện.

Chính vì vậy, dù tự đứng ra làm chủ hay góp vốn đầu tư thì bạn cũng cần lập kế hoạch chi tiết và cụ thể bao gồm các khía cạnh sau:

  • Nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn muốn hướng tới là gì? Bao gồm: độ tuổi, thu nhập cá nhân, địa vị, thói quen thưởng thức, ngành nghề,…
  • Địa điểm mà bạn muốn mở quán nằm ở vị trí nào, diện tích chính xác là bao nhiêu?
  • Khi mở quán, đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ gồm những ai? Đồng thời hãy nắm rõ ưu nhược điểm các quán cafe đó một cách chính xác và cụ thể nhất nhé!
  • Bạn sẽ lựa chọn mô hình kinh doanh quán cafe như thế nào. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc chọn lựa vị trí và thiết kế không gian quán.
  • Không gian kiến trúc chủ đạo của quán cafe bạn lựa chọn là gì? 
  • Loại cà phê chủ đạo mà bạn sử dụng trong quán là gì? Ở khía cạnh này, kinh nghiệm mở quán cafe mà những người đi trước chia sẻ lại là đừng quá ôm đồm. Bạn hãy chọn ra một dòng sản phẩm mà mình am hiểu và mạnh nhất để phát triển để thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Chi phí mở quán sẽ bảo gồm những khoản gì khi đi vào hoạt động? Đồng thời phân tích lỗ, lãi cũng như sự biến đổi dòng tiền thay đổi qua từng thời kỳ kinh doanh và thị trường.

4. Chọn địa điểm lý tưởng để mở quán

Địa điểm lý tưởng là yếu tố quyết định tới 30% hiệu quả kinh doanh quán cafe. Chính vì vậy, mọi người cần xem xét các khía cạnh sau đây khi chọn lựa mặt bằng, đó là:

kinh nghiệm kinh doanh cafe
Chọn địa điểm lý tưởng để mở quán rất quan trọng.
  • Diện tích và không gian quán như thế nào, thoáng đãng hay bó hẹp?
  • Vị trí mở quán có đủ rộng, khách hàng có thể nhìn thấy dễ dàng hay không?
  • Có đảm bảo chỗ đậu xe cho khách hàng ghé quán hay không?
  • Xung quanh địa điểm mở quán có các đối thủ cạnh tranh không, nhiều hay ít?

5. Hoàn tất thủ tục mở quán cafe

Kinh nghiệm mở quán cafe tiếp theo dành cho các startup sẽ liên quan đến vấn đề pháp lý.

Dù bạn dự định xây dựng và phát triển theo mô hình kinh doanh nào thì cũng cần có giấy phép kinh doanh.

Hãy chắc chắn rằng đã hoàn tất các thủ tục cần thiết trước khi quán cafe của mình đi vào hoạt động.

6. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu

Theo các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quán cafe, đồ uống chính là yếu tố thu hút và giữ chân khách hàng rất quan trọng.

Do đó, mọi người cần tìm cho mình nhà cung cấp nguyên liệu đảm bảo chất lượng. Đa số đều sẽ cần có:

kinh nghiệm kinh doanh quán cafe
Tìm nguồn nguyên liệu uy tín để đảm bảo chất lượng thành phẩm đưa tới khách hàng.

Nguyên liệu chính trong pha chế: cafe, kem béo, sữa đặc, sữa tươi, đường, hương liệu đủ các vị, trà túi lọc,…

Nguyên liệu phụ trợ: bình, ly, cốc, đĩa, đá lạnh, giấy khô, gạt tàn, phin cà phê,…

7. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết

Khi xác định mở quán cà phê, bạn sẽ cần đến các máy móc hỗ trợ pha chế không thể thiếu.

Do đó hãy lập ra danh sách những thiết bị cần đầu tư cũng như dự trù kinh phí mua sắm.

Tuy nhiên, nếu mọi người định hướng phát triển quán cafe truyền thống như dùng phin, ghi order hay thanh toán thủ công thì sẽ không phải tính toán đến vấn đề này.

8. Lên ý tưởng thiết kế, trang trí quán cafe

Có thể thấy, trên thực tế, không gian và kiến trúc của quán cafe là yếu tố rất quan trọng, giúp thu hút đông đảo mọi người ghé thăm.

Cách bày trí, thiết kế background, trang trí đồ vật,…đều phụ thuộc vào nhóm khách hàng mà bạn hướng tới.

Bạn có thể tự tay thực hiện việc này hay thuê đội thi công với trình độ chuyên môn cao về làm. 

Tuy nhiên, lời khuyên, kinh nghiệm mở quán cà phê mà những người đi trước để lại là đừng đồn quá nhiều tiền vào trang trí không gian quán.

Nếu không, các hạng mục khác như thuê mặt bằng, vận hành, quảng cáo thương hiệu,…vô hình chung sẽ bị giảm vốn, quá trình xoay sở dòng tiền cũng khó khăn hơn rất nhiều.

9. Thiết kế menu cho quán

Ngoài không gian thiết kế, thực đơn – menu chính là phương thức thể hiện tầm nhìn và phong vị của quán cafe.

Bạn cần sắp xếp vị trí các loại đồ uống sao cho hợp lý, theo từng danh mục khác rõ ràng. Đi kèm theo đó cần đính kèm những hình ảnh minh họa bắt mắt, sắc nét.

Kinh nghiệm kinh doanh cafe dành cho bạn ở đây là nên tự thiết kế menu để tiết kiệm chi phí.

Mọi người có thể tự chụp ảnh sản phẩm của mình, sử dụng các phần mềm đồ họa tùy theo trình độ của mình,…

Như vậy sẽ thể hiện nét riêng biệt của quán cũng như tăng tính chân thật về chất lượng đồ uống hơn trong mắt khách hàng.

10. Thuê nhân viên cho quán

Một sai lầm lớn của các startup khi tuyển dụng nhân viên cho quán cafe sắp mở của mình là ưu tiên kinh nghiệm, tiền thuê rẻ.

Tuy nhiên, điều này có thể khiến bạn kinh doanh thất bại ngay từ những giây phút đầu tiên.

Tính chất đặc thù của việc này nằm ở chất lượng dịch vụ, thức uống và đồ ăn kèm nếu có. 

kinh doanh quán cafe
Đội ngũ nhân viên rất quan trọng quyết định thành công khi mở quán cafe.

Kinh nghiệm mở quán cafe của những người đi trước chia sẻ khi tuyển nhân viên là hãy tìm đúng người.

Bạn cần xây dựng nên một quy chuẩn chung về chất lượng dịch vụ để làm khách hàng hài lòng, từ khâu chào đón, tư vấn và order đồ,…Tất cả đều phải đặt thái độ lên hàng đầu.

11. Lên kế hoạch tiếp thị, quảng cáo quán cafe

Để có thể đưa quán cafe vào kinh doanh ổn định và lâu dài, việc quảng bá thương hiệu vô cùng quan trọng.

Bạn sẽ cần xây dựng kế hoạch truyền thông, marketing một tháng trước khi chính thức khai trương.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số như hiện nay, đừng bỏ qua các công cụ trực tuyến và mạng xã hội phổ biến nhé!

Điển hình là Googlemap, Facebook, Now Delivery, Foody, Instagram,…Đồng thời, tận dụng tất cả mối quan hệ bên ngoài cuộc sống của mình để tiếp thị và quảng cáo về quán cafe của mình.

Đặc biệt, mọi người đừng quên đưa ra các chương trình khuyến mãi, bonus,… để tăng thêm tương tác với khách hàng nhé!

Tiếp thị quảng cáo quán cafe
Lên kế hoạch tiếp thị, quảng cáo quán cafe.

Việc mở quán cafe và bắt tay vào kinh doanh không phải là công việc nhẹ nhàng, thoải mái mà thu nhập cao như mọi người vẫn nhìn vào.

Bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong khâu vận hành, đặc biệt trong thời gian đầu.

Điển hình như kẹt vốn, vắng khách, lỗ vốn những tháng đầu tiên,….Tuy nhiên mọi người đừng nản chí mà hãy khắc phục dần dần.

Khi hoạt động diễn ra thường ngày đi vào quỹ đạo, bạn sẽ có thời gian xây dựng thêm nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau.

Đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên từ phục vụ, đồ uống cho đến cách thức xử lý các tình huống phát sinh hiệu quả.

Như vậy có thể thu hút đông đảo khách hàng ghé thăm và giữ chân họ gắn bó với quán lâu dài.

Quá trình kinh doanh mới ban đầu chắc chắn sẽ gặp khá nhiều khó khăn, thậm chí là lỗ nhiều hơn lãi.

Tuy nhiên, chỉ cần vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm mở quán cafe trên, bạn sẽ có định hướng và cách thức riêng để vận hành công việc kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất.

Do đó đừng bỏ qua các thông tin hữu ích trên, đồng thời bắt tay vào thực hiện kế hoạch ngay thôi nào!

5/5 - (3 bình chọn)
Phạm Ngọc Trung CEO Đồng Phục Thiên Phước

CEO tại Đồng Phục Thiên Phước

Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.