Trang chủ » Blog - Tin tức tổng hợp về thời trang may mặc » Tổng hợp kinh nghiệm kinh doanh khách sạn đơn giản, hiệu quả cao

Tổng hợp kinh nghiệm kinh doanh khách sạn đơn giản, hiệu quả cao

kinh doanh khách sạn

Ngành nghề dịch vụ nước ta ngày càng phát triển. Một trong số đó, khách sạn là lĩnh vực mũi nhọn thu hút đông đảo mọi người đầu tư và kinh doanh.

Nhưng ngoài nguồn vốn vững chắc, nếu bạn không có kiến thức nhất định trong ngành nghề này sẽ khó thoát khỏi thất bại.

Chính vì vậy, mọi người đừng bỏ qua các bí kíp, kinh nghiệm kinh doanh khách sạn sau đây nhé!

Xem thêm:

1. Ưu và nhược điểm khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ 

Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn những năm gần đây phát triển mạnh mẽ tại khác thành phố lớn cũng như các khu du lịch, danh lam thắng cảnh.

Nó đã trở thành một trong những ngành nghề chiếm được cảm tình của nhà đầu tư nhờ nguồn doanh thu lớn cùng những ưu điểm nổi bật như:

Kinh doanh khách sạn có nhiều ưu điểm vượt trội
Kinh doanh khách sạn có nhiều ưu điểm vượt trội.
  • Lợi nhuận lớn, nhất là trong các mùa du lịch
  • Tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người địa phương
  • Góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương
  • Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ cũng khiến các nhà đầu tư phải cân não, xem xét các khó khăn, hạn chế nhất định.

Điển hình như:

  • Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn cần số vốn lớn, khả năng xoay vòng tiền linh động
  • Cần đầu tư nhiều trang thiết bị, cơ sở hạ tầng trước khi đi vào hoạt động kinh doanh
  • Cần nguồn nhân lực nhiều, có trình độ nhất định
  • Tỷ lệ cạnh tranh trên thị trường cao, thậm chí có phần gay gắt.

2. Sáu kinh nghiệm khi kinh doanh nhà nghỉ đảm bảo hiệu quả 

Câu hỏi kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn được đông đảo mọi người quan tâm. Để kinh doanh khách sạn hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị ý tưởng kinh doanh thật khác biệt, bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố như: mô hình muốn kinh doanh, lập kế hoạch quản lý cụ thể, tuyển dụng nhân viên, chi phí vận hành,…

Nhất là với những người đang có dự định đầu tư và phát triển tại các khu du lịch, danh lam thắng cảnh.

Việc này cần phải cẩn thận trong quá trình cân nhắc, xem xét. Do đó, bạn đừng bỏ qua sau kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ quý báu sau:

2.1 Xác định mô hình muốn kinh doanh 

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn đầu tiên mà bạn cần bỏ túi chính là định hình mô hình, quy trình và các loại hình dịch vụ tiêu chuẩn mà mình muốn hướng tới.

Các chi tiết này sẽ góp phần quyết định việc kinh doanh có thành công hay không, bao gồm những vấn đề sau:

Mọi người cần xác định mô hình kinh doanh khách sạn mà mình muốn hướng tới
Mọi người cần xác định mô hình kinh doanh khách sạn mà mình muốn hướng tới.
  • Xác định thị trường và nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn muốn hướng tới
  • Vị trí xây dựng và phát triển kinh doanh khách sạn
  • Ý tưởng thiết kế xây dựng, kiến trúc, phong cách trang trí phòng ốc, khách sạn,..
  • Xác định khả năng tài chính, nhu cầu quản lý và vận hành việc kinh doanh khách sạn

Ngoài ra, mọi người cũng có thể xem xét những cảm nhận, trải nghiệm của mình hay những người xung quanh khi có dịp đến các cơ sở lưu trú.

Bạn cần nhận biết được những điểm mạnh, tài nguyên mà khách sạn, nhà nghỉ đó đang có. Thêm vào đó là rút ra kinh nghiệm từ các yếu tố đang còn hạn chế.

2.2 Lập kế hoạch quản lý tốt 

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng cần có chiến lược đầu tư, phát triển, vận hành chứ không riêng gì kinh doanh khách sạn.

Kinh nghiệm dành cho mọi người là nên chia theo từng giai đoạn khác nhau theo trình tự thời gian.

Mỗi thời kỳ, mọi người cần đạt ra mục tiêu và kế hoạch cụ thể, riêng biệt.

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ của các nhà đầu tư, doanh nhân thành công là cần song hành các chiến lược với nhau.

Ngoài mục tiêu phát triển, bạn cần tập trung xây dựng kế hoạch cạnh tranh ngắn hạn và đường dài, marketing, quảng bá thương hiệu, hình ảnh,…

Qua đó tăng sự nhận diện và chiếm được cảm tình của khách hàng.

2.3 Chiến lược tập trung vào khách hàng 

Một trong những kinh nghiệm kinh doanh địa điểm lưu trú quý báu đó là xây dựng chiến lược tập trung khách hàng.

Trong thực tế, các cơ sở lưu trú này luôn tiếp đón đa dạng đối tượng khác nhau, nhiều tầng lớp, địa vị, tuổi tác, khả năng tài chính khác nhau.

Do đó, để các vị khách đến khách sạn, nhà nghỉ của bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời, tốt nhất, bạn cần chú ý đến chất lượng dịch vụ.

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn quý báu dành cho tất cả mọi người chính là chú trọng vào những chi tiết nhỏ, thiết yếu nhất.

Điển hình như khăn tắm, bồn tắm, kết nối mạng Internet, điện thoại thoại, két an toàn,…

Toàn bộ những yếu tố này cần được chăm chút một cách tỉ mỉ và linh hoạt theo nhu cầu của từng vị khách khác nhau.

Thêm vào đó, ẩm thực, đồ uống cũng là một trong những khía cạnh giúp khách sạn chiếm được cảm tình, sự hài lòng của khách hàng.

Bên cạnh việc đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, các món ăn, thức uống cần thể hiện nét riêng biệt của chủ cơ sở lưu trú. 

Phong cách trang hoàng nhà hàng, bar & lounge,…đi kèm với thế giới ẩm thực phong phú, độc đáo sẽ tạo nên dấu ấn đặc trưng trong lòng khách hàng.

Đây là kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mà mọi người cần chú trọng và ưu tiên phát triển trong chiến dịch marketing, quảng bá hình ảnh.

Mọi người cần chú trọng tới các yếu tố khác bên cạnh phát triển kinh doanh khách sạn
Mọi người cần chú trọng tới các yếu tố khác bên cạnh phát triển kinh doanh khách sạn.

Ngoài ra, để thuận tiện và tiết kiệm chi phí vận hành, các nhà kinh doanh khách sạn thành công đều cho rằng nên ứng dụng công nghệ vào quá trình quản lý.

Những phần mềm thông minh này sẽ giúp bạn kiểm soát các hoạt động hàng ngày của cơ sở lưu trú. 

Từ việc check in – check out, kiểm soát nguồn nhân lực, tiếp nhận nhu cầu khách hàng,… Tất cả đều được thực hiện một cách trôi chảy, tiết kiệm thời gian và đem lại sự hài lòng, tiện lợi nhất cho mọi khách hàng.

2.4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên cũng vô cùng quan trọng 

Một kinh nghiệm kinh doanh khách sạn quý báu mà các nhà đầu tư, chủ cơ sở lưu trú hiện nay chia sẻ rằng việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên rất quan trọng.

Đối với những ngành nghề dịch vụ, yếu tố con người sẽ quyết định chất lượng và thái độ phục vụ.

Khách hàng sẽ cảm nhận rất rõ ràng về điều này qua phong cách, thái độ, thao tác làm việc,…

Nếu đã có kinh nghiệm kinh doanh khách sạn với trình độ chuyên môn tốt, bạn có thể tự phỏng vấn, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.

Ngoài ra, nếu chỉ đứng trên vai trò nhà đầu tư, mọi người sẽ cần thuê nhân sự cấp cao có khả năng vận hành và quản lý, đào tạo nhân viên tốt, thành thạo.

2.5 Chi phí khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn quan trọng nhất dành cho tất cả mọi người chính là khả năng kinh tế, tiềm lực tài chính.

Dù bạn tự làm chủ cơ sở lưu trú hay góp vốn hợp tác đầu tư với người khác đều sẽ phải cân nhắc các khoản phí sau:

Chi phí khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ gồm nhiều yếu tố cấu thành
Chi phí khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ gồm nhiều yếu tố cấu thành.
  • Chi phí cơ bản, điển hình cần có: Xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị nội – ngoại thất, thiết kế kiến trúc và không gian sống, giấy phép kinh doanh cùng các loại bảo hiểm cần có. 
  • Doanh thu đến từ việc kinh doanh khách sạn bao gồm chi phí lưu trú, nhà hàng, quán bar & lounge, chi phí dịch vụ, tiện ích như spa, gym, thuê xe cộ, giặt là,…

2.6 Nổi bật được điểm khác biệt của khách sạn 

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn đều chỉ ra rằng, bản chất  ngành nghề này là đem lại không gian lưu trú, nghỉ ngơi tuyệt vời, thư thái và thoải mái nhất cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, để có thể tăng sức cạnh tranh trên thị trường, cơ sở của bạn cần hội tụ những điểm nổi bật, độc đáo nhất. 

Qua đó tạo nên dấu ấn riêng biệt để thu hút và giữ chân khách hàng. Mọi người có thể chăm chút thêm cho các yếu tố như:

  • Đồng phục khách sạn: Mỗi bộ phận làm việc sẽ có thiết kế khác biệt. Tuy nhiên tất cả đều cần đồng độ theo concept nhất định thể hiện sự chuyên nghiệp, bộ mặt của cơ sở lưu trú.
  • Các dịch vụ đi kèm theo chi phí lưu trú như bữa sáng, giặt là, gym, bể bơi,…
  • Định hướng và phát triển mô hình cũng như thị trường, nhóm khách hàng
  • Tính riêng tư mà khách sạn đem lại cho mọi người
  • Xây dựng khu vực sinh hoạt chung, sảnh tập thể cho các khách hàng. Điển hình như khu cắm trại, trò chuyện, bể bơi, xông hơi,…
Khách sạn cần nổi bật với những điểm riêng biệt
Khách sạn cần nổi bật với những điểm riêng biệt.

Có thể thấy, các cơ sở lưu trú ngày càng phát triển với quy mô, chất lượng dịch vụ tuyệt vời.

Tuy nhiên, dù bạn đang có dự định làm chủ hay hợp tác cùng người khác cũng đừng bỏ qua các kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên nhé.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Đồng phục thiên phước sẽ là các yếu tố góp phần đem lại thành công nhanh chóng, hiệu quả cho mọi người!

Rate this post
Phạm Ngọc Trung CEO Đồng Phục Thiên Phước

CEO tại Đồng Phục Thiên Phước

Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.