Nếu bạn làm trong lĩnh vực thì chắc chắn không còn quá xa lạ với từ khổ vải. Đây được coi là một dụng cụ được sử dụng phổ biến trong việc đo lường. Nếu như đây là lần đầu mà bạn nghe đến từ này thì hãy cùng xưởng may đồng phục Thiên Phước tìm hiểu trong bài viết dưới đây về khổ vải là gì cũng như là những thông tin có liên quan.
1. Khổ vải là gì?
Khổ vải được hiểu là đơn vị đo thước của vải được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc. Chúng thường được dùng để nói đến chiều rộng của một cuộn vải hay là tấm vải. Khổ vải được đo theo đơn vị mét (m) hoặc là đơn vị inch (in). Để xét theo hệ đo mét thì một khổ vải thường sẽ có những kích thước 1m, khổ vải 1.5m, vải khổ 2m, 2.5m, vải 3m,… Còn để xét theo hệ đo inch thì sẽ có 36 in, 45m, 60 in,…
Mỗi khi mua vải thì người tiêu dùng thường sẽ quan tâm đến số đo của khổ vải để có thể đảm bảo rằng vải có đủ chiều rộng để có thể đáp ứng được nhu cầu may mặc của mình. Hãy lưu ý rằng khổ vải sẽ có thể khác nhau vào từng loại vải cũng như là theo nhà sản xuất.
2. Chiều dài và chiều rộng của khổ vải là bao nhiêu
Chiều dài của khổ vải: đây là kích thước của miếng vải được đo theo phương dọc, từ đầu cho đến đuôi. Thông thường thì chiều dài của khổ dài sẽ không có giới hạn và sẽ phụ thuộc vào khối lượng và cộng với chiều rộng. Vải khổ lớn có thể được để dưới dạng cuộn hoặc dạng xấp và kích thước chiều dài khổ vải được đo bằng đơn vị là mét hay là yard (với 1 yard ~ 0.914m). Chẳng hạn như một cuộn vải thì sẽ có chiều dài như 5m, 10m hoặc 3 yard, 5 yard,…
Chiều rộng của khổ vải: đây là kích thước của miếng vải được đo theo phương ngang, từ cạnh này sang cạnh kia. Đơn vị đo thông dụng cho chiều rộng khổ vải là mét (m) hay là inch (in), với 1 inch ~ 2.545 cm. Chẳng hạn như khổ vải có kích thước 1m, 2m, vải khổ 2m4,45 inch, 60 inch,…
3. Các loại khổ vải dùng để may quần áo phổ biến
Khổ vải được phân thành nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chất liệu của chúng. Có những khổ vải được dùng để may rèm cửa, khổ vải lớn dùng để may drap, khổ vải phù hợp cho việc may quần áo đồng phục gia đình, khổ vải bạt và nhiều loại khác nữa. Trong ngành may mặc, không có quy định chung nào về khổ vải, do đó sự đa dạng và phong phú của các loại khổ vải được sử dụng rất lớn.
Sau đây là một số loại khổ vải dệt kim được cùng khá là phổ biến trên thị trường:
Stt | Tên của vải | Khổ vải (đơn vị: mét) |
1 | Vải thun bằng cotton | 1.7 x 3.4 mét |
2 | Vải thun TC 30 | 1.7 x 2.9m |
3 | Vải thun Visco | 1.7 x 2.8m |
4 | Vải PE | 3.7x 4.2m |
5 | Vải thun TC 40 | 1.7 x 23m |
6 | Vải thun cá sấu PE và Poly | 2.1 x 2.1m |
7 | Vải sọc PE | 1.7 x 3m |
8 | Vải sọc TC | 1.7 x 3m |
4. Cách tính khổ vải may các loại quần áo phổ biến
Sau khi đã tìm hiểu được về khổ vải là gì, thì tiếp theo sẽ là những thông tin liên quan đến việc cách tính khổ vải may quần áo chuẩn:
4.1. Khổ vải để may áo sơ mi
Khổ vải may áo sơ mi thường sẽ có chiều rộng là khoảng từ 45 inch ~ 114cm đến khoảng 60 inch ~ 152 cm. Tuy nhiên đây là số đo thông dụng vẫn sẽ có sự thay đổi về kích thước của khổ vải phụ thuộc vào nhà sản xuất cũng như là quy định riêng của từng thương hiệu. Với kích thước khổ vải 45-60 inch thì luôn đảm bảo là chất lượng và độ thoải mái khi may mặc.
4.2. Khổ vải dành để may quần
Với mỗi loại kiểu quần thì sẽ có kích thước khổ vải riêng để phù hợp với chúng, sau đây là một số khổ vải dùng để may quần phổ biến:
- Khổ vải 45 inch: với chiều rộng tương đương khoảng 114cm, đây là khổ vải được sử dụng để có thể may được một số loại quần như jeans, kaki, quần short và quần ống rộng.
- Khổ vải 60 inch: với chiều rộng tương đương khoảng 152cm, kích thước có phần lớn hơn so với khổ vải 45 inch cho nên sẽ được sử dụng để may những loại quần dài, quần tây hay những quần form rộng.
4.3. Khổ vải may áo dài
Để lựa chọn khổ vải may áo dài thường phải chú ý là chiều rộng sẽ lớn hơn so với khổ vải dùng để may quần hoặc là áo sơ mi. Thông dụng nhất chính là từ 60 inch ~ 152cm đến 72 inch ~ 183cm hoặc là có thể lớn hơn.
Đối với áo dài truyền thống Việt Nam thì khổ vải 90 inch sẽ là sự lựa chọn để có thể đảm bảo rằng là sẽ may đủ cho phần váy dài và bèo của áo. Nhưng kích thước sẽ có phần thay đổi tùy theo dáng của từng người.
4.4. Chọn khổ vải may chân váy
Về khổ váy dùng để may chân váy thì cũng có rất đa dạng và tùy thuộc vào kiểu dáng cũng như là form dáng của chân váy:
- Khổ vải 45 inch ~ 114cm: thường được dùng để may những chiếc chân váy ngắn, với dáng váy ôm, bút chì và không có xòe.
- Khổ vải 60 inch ~ 152cm: với kích thước lớn hơn thì bạn có thể sử dụng để cho ra những chiếc chân váy xòe, dài maxi.
- Khổ vải 72 inch ~ 183cm: đây là kích thước thường được dùng để may những chiếc váy có độ xòe rộng, bồng bềnh.
4.5. Chọn khổ vải may đầm suông
Khổ vải để may đầm suông thì thường sẽ có 3 loại kích thước phổ biến tương tự như chân váy là 45 inch, 60 inch, 72 inch. Với những kích thước khổ vải nhỏ thì bạn sẽ phù hợp với những dáng đầm suông ôm sát body, còn để có thể độ xòe hơn thì cần sử dụng kích thước khổ vải lớn hơn.
4.6. Khổ vải may rèm cửa
Khổ vải rèm cửa thì cần phải có độ rộng để có thể che phủ kết, tùy vào kích thước cửa nhà bạn mà sẽ có khổ vải đi kèm tương ứng:
- Khổ vải 54 inch: thường được sử dụng để may những rèm cửa nhỏ, rèm cuốn, rèm Roman hoặc là rèm gỗ.
- Khổ vải 60 inch: với kích thước nhỉnh hơn thì bạn có thể sử dụng để làm rèm cuốn, rèm dọc, rèm bức hay là rèm gấp.
- Khổ vải 108 inch: đây là một khổ vải khá là lớn cho nên bạn có thể sử dụng để làm rèm với cửa chính hoặc những khung cửa sổ lớn nhà bạn.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Một cây vải thông thường dài bao nhiêu mét?
Thông thường thì một cây vải sẽ không có độ dài cố định, mà còn phải tùy thuộc vào tiêu chuẩn đo lường vải của từng quốc gia hoặc là khu vực. Tuy nhiên, một cây vải sẽ thường có độ dài khoảng từ 50 mét đến 100 mét.
Với một số loại vải cụ thể, chẳng hạn như vải bông hoặc vải polyester, một cây vải có thể có độ dài xấp xỉ từ 45 mét đến 60 mét. Trong khi đó vải lụa, một cây vải thường có độ dài khoảng từ 20 mét đến 30 mét.
5.2. Bao nhiêu mét mới được một ký vải?
Số mét vải tương ứng với một ký vải sẽ phải phụ thuộc vào trọng lượng riêng (định lượng) của loại cụ thể. Định lượng vải được đo bằng cách xác định khối lượng của một diện tích cố định của vải đó.
Thông thường, khi mua vải, người ta sẽ thấy thông tin về định lượng của vải, ví dụ như gram/mét vuông (gsm) hoặc ounce/vuông (oz/yd²). Số mét vải tương ứng với một ký vải sẽ được tính dựa trên định lượng của loại vải đó.
Ví dụ, nếu một loại vải có định lượng là 150 gsm, có nghĩa là một mét vuông của vải đó có khối lượng là 150gram. Để tính số mét vải trong một ký (1kg = 1000 gram), ta chia 1000 cho định lượng của vải. Trong trường hợp này, số mét vải tương ứng sẽ là 1000/150 = 6,67 mét (khoảng làm tròn).
Nội dung bài viết trên là những gì mà chúng tôi muốn mang đến bạn về khổ vải là gì. Mong rằng là sau khi đọc xong bạn sẽ có thể hiểu được cho mình những thông tin liên quan đến khổ vải, kích thước thông dụng để có thể sử dụng trong hằng ngày của mình. Hãy liên hệ qua hotline số 0938 567 323 của công ty Thiên Phước ngay để được hỗ trợ. Chúng tôi chuyên cung cấp những mẫu đồng phục nam nữ đẹp, chất lượng với mức giá vô cùng phải chăng.
CEO tại Đồng Phục Thiên Phước
Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.