Trong thời buổi hiện đại ngày nay, in chuyển nhiệt và in lụa là hai cách thức in áo được số đông nhà máy và phân xưởng áp dụng lựa chọn và thực hiện.
Vậy tại sao giữa một loạt những cách in áp dụng công nghệ tiên tiến thì in chuyển nhiệt lên vải lẫn in lụa vẫn là cách được mọi người ưa chuộng nhiều nhất?
Hãy cùng tụi mình tìm hiểu thử xem nhé.
1. Khái niệm cơ bản về in lụa và in chuyển nhiệt lên áo
1.1. In chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt (Thermal-transfer printing / Heat-Transfer Printing) là cách in sử dụng một loại mực in đặc biệt có tên gọi là mực in chuyển nhiệt (1) và giấy in chuyển nhiệt (2).
Dưới sự hỗ trợ của máy ép nhiệt, hình ảnh muốn được in sẽ được chuyển từ giấy in nhiệt lên mặt vải cần in.
In nhiệt trên vải là một cách thức được áp dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi ngành may mặc mà còn được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau.
1.2. In lụa là gì?
In lụa trên vải là một kiểu in tương đối phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nền công nghiệp may mặc hiện nay của nước ta nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Hệt như chính tên gọi của mình, cách thức in lụa được vận hành nhờ vào việc sử dụng khuôn in làm bằng tơ lụa.
Sau này, bản lưới lụa được mở rộng, phát triển và được thay thế bằng vải bông, vải sợi hoá học và lưới kim loại nên dần phổ biến hơn và còn có một tên gọi khác là in lưới.
2. Nguyên lí hoạt động của in lụa và in chuyển nhiệt
Tuy 2 kĩ thuật in ấn này ngày nay đều được sử dụng bằng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại nhưng vẫn đòi hỏi người thợ phải có sự tinh tế, tỉ mỉ để giúp cho ra đời những hình in đạt chuẩn chất lượng nhất.
2.1. Nguyên lí của kĩ thuật in lụa lên vải
Nguyên lí hoạt động của kĩ thuật in lụa lên vải gồm 2 cách, đó chính là in lụa bằng máy và in lụa thủ công.
Đối với in lụa bằng máy, kĩ thuật in này được thực hiện khi phần mực in được đổ lên khung in.
Và chỉ có một phần mực in có thể thấm qua được phần lưới in và in lên vật liệu được in trước đó.
Trong khi một số mắt lưới khác đã được bịt kín lại bởi sử dụng một loại hoá chất đặc biệt.
Còn đối với kỹ thuật in lụa thủ công đòi hỏi người thợ phải cực kì khéo léo và cẩn thận trong quá trình thực hiện các thao tác in ấn.
Nguyên lí hoạt động của kỹ thuật in lụa thủ công bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Tiến hành vệ sinh khung in thật sạch sẽ, đem sấy khô trước khi in để đảm bảo khung in khô ráo hoàn toàn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình được in ra.
- Bước 2: Quét một lớp nhạy sáng lên khung in và đem đi sấy khô.
- Bước 3: Đặt phim lên chụp lụa và tiến hành đặt bản in lên trên với mặt in thật và cùng chiều với mặt in thật. Đồng thời trải vải in nằm dưới phần bản in.
- Bước 4: Người thợ sẽ mang phần phim và lưới in đi phơi, sau đó sấy đến khi khô hoàn toàn.
- Bước 5: Sau đó tiếp tục đổ mực in từ từ lên khung với một lượng vừa đủ. Kế đó hãy kéo nháp thử để kiểm tra mực in thế nào trước khi tiến hành in thật.
- Bước 6: Gạt mực in cho đều phần khung in và đem phơi khô một lần nữa là bạn đã có ngay một thành phẩm in hoàn chỉnh theo đúng ý của mình.
2.2. Nguyên lí hoạt động của máy in chuyển nhiệt trên vải
Như những gì đã đề cập về khái niệm của in chuyển nhiệt, kĩ thuật in này không tiến hành in trực tiếp lên mặt vải mà phải trải qua một khâu trung gian là in lên trên một loại giấy gọi là giấy chuyển nhiệt.
Sau đó dùng máy ép nhiệt có nhiệt độ cao để mực in bay hơi và thấm vào sợi vải.
Sau đó tiếp tục ép sát hai bề mặt để chuyển hình in từ giấy sang bề mặt vải cần in.
Ngày nay, in chuyển nhiệt chủ yếu sử dụng hai loại máy in phổ biến nhất đó chính là máy in phun và máy in offset.
Đối với kỹ thuật in chuyển nhiệt bằng máy in phun, kiểu in này thích hợp dùng để in các loại áo như áo đôi, áo lớp, áo nhóm với số lượng nhỏ.
Đây cũng chính là kiểu in chuyển nhiệt có chi phí đầu tư lúc đầu thấp, tuy nhiên có khuyết điểm rằng tốc độ in khá chậm, khó có thể in với số lượng lớn và chi phí in khá cao.
Còn đối với công nghệ in chuyển nhiệt bằng máy in offset, đây là loại máy cho phép in chuyển nhiệt với số lượng áo lớn nhờ vào tốc độ in nhanh và chất lượng hình in cũng đạt chuẩn.
Tuy nhiên, khuyết điểm của loại in chuyển nhiệt này đó chính là chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc và làm khuôn mẫu khá cao và đắt đỏ.
3. Ưu điểm và nhược điểm của in lụa và in vải chuyển nhiệt
Bất kì công nghệ, kĩ thuật nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm của riêng mình.
Vậy thì thật ra ưu, nhược điểm của kỹ thuật in lụa và kỹ thuật in chuyển nhiệt lên áo thun là gì, hãy cùng tụi mình tìm hiểu nhé.
3.1. Ưu, nhược điểm của kỹ thuật in lụa
Ưu điểm:
- Thao tác thực hiện đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và công sức
- Có thể in trên nhiều loại vải khác nhau
- Chi phí đầu tư cho trang thiết bị và máy móc vào lúc đầu không cao
- Chi phí in rẻ. Chất lượng hình in khá ổn và đẹp, có màu sắc trung thực, rõ nét
- Có thể in được số lượng lớn với thời gian in nhanh chóng
Nhược điểm:
- Độ bền của hình in không cao, hình in dễ dàng bị mờ theo thời gian
- Bị hạn chế về số lượng màu sắc khi in
3.3. Ưu, nhược điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt
Ưu điểm:
- Có thể in được những hình in có chi tiết phức tạp với độ nét cao, chất lượng, rõ ràng
- Có thể in được nhiều màu sắc khác nhau
- Hình in đạt độ bền màu cao với màu sắc đẹp, rõ nét, chân thật
Nhược điểm:
- Bị hạn chế khi in trên nền vải tối, chỉ có thể in được trên nền vải sáng
- Khó in lên vải có hàm lượng cotton cao
- Chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc và khuôn in khá lớn
4. Nên lựa chọn kỹ thuật in lụa hay in áo thun chuyển nhiệt ?
Mỗi một kỹ thuật in đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Chính vì thế nên câu hỏi liệu rằng nên lựa chọn kỹ thuật in lụa hay in chuyển nhiệt luôn là điều khiến nhiều người khi đặt may và thiết kế đồng phục băn khoăn.
Bởi theo tâm lý thì ai cũng đều muốn bộ đồng phục hoặc chiếc áo của mình đều phải có hình in và câu chữ thật nổi bật, ấn tượng và không bị bong tróc, bay màu theo thời gian.
Thế nhưng bên cạnh việc lựa chọn công nghệ in thì muốn có một chiếc áo in đẹp phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
Ví dụ như chất liệu vải, độ khó của hình in, nhu cầu và kinh phí mà khách hàng sẵn sàng chi trả.
- Nếu xét theo thực tế khi muốn in hình lên trên đồng phục áo lớp, áo nhóm với yêu cầu về sự đa dạng về màu sắc cũng như hình ảnh và hoạ tiết phức tạp, vậy thì công nghệ in chuyển nhiệt chính là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho khách hàng.
- Xét về phía đơn vị thực hiện, tuy chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc có phần cao hơn so với các loại máy của những kỹ thuật khác nhưng công ty sẽ có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng cao.
Ngoài ra, bởi vì in áo thun chuyển nhiệt có thể in với số lượng lớn nên sẵn sàng đáp ứng tốt về mặt thời gian mà công ty cần để thực hiện đơn hàng.
Chính hai yếu tố trên sẽ giúp công ty chiếm được niềm tin và sự ưu ái của khách hàng, được biết đến rộng rãi và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới hơn.
>>> Đồng Phục Thiên Phước Cung Cấp Dịch Vụ In Áo Thun Theo Yêu Cầu <<<
5. Những cách thực hiện để có được một chiếc áo thun in chuyển nhiệt đơn giản
In chuyển nhiệt chính là phương pháp in phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội và có thể dễ dàng in được trên tất cả mọi vật dụng.
Ví dụ như vải, áo, ly sứ, vỏ điện thoại, và đặc biệt là được áp dụng để in các loại áo thun và đặt đồng phục áo thun.
Việc sử dụng một chiếc áo thun in chuyển nhiệt làm đồng phục sẽ giúp cho logo, hoạ tiết có độ phức tạp cao, nhiều màu sắc được thể hiện một cách rõ nét.
Với hình in trung thực, in được nhiều hơn so với những kỹ thuật in cơ bản khác như in lụa.
Đặc biệt hơn rằng in chuyển nhiệt còn có thể phát huy tối ưu khả năng của mình nếu được in trên các loại áo thun màu sáng.
Còn nếu như muốn in chuyển nhiệt lên áo đen và các áo thun có màu tối khác thì cần phải lưu ý thêm một số điều để có thể có được hình ảnh chân thực, rõ ràng và sắc nét hơn.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu về cách thức thực hiện việc in chuyển nhiệt lên áo và quá trình hoạt động của máy in phun quần áo là như thế nào, hãy cùng đọc tiếp bài viết này nhé.
5.1. Cách in thực hiện bằng máy in chuyển nhiệt lên áo thun sáng màu
Bạn chỉ cần chuẩn bị những vật dụng sau đây nếu như muốn tiến hành việc in bằng máy in chuyển nhiệt lên áo thun sáng màu:
- 1 chiếc áo thun trơn sáng màu có thành phần 65% là cotton hoặc PE
- 1 hình in Bitmap hoặc vector có độ phân giải, kích thước phù hợp với nhu cầu in
- Mực in nhiệt
- Máy in phun Epson, Canon
- Giấy chuyển nhiệt loại dùng để in lên vải sáng màu
- Máy ép nhiệt loại A3 hoặc A4 tuỳ theo kích cỡ hình in
Bạn có thể xem qua video sau
Nếu như bạn dùng giấy thường thì một phần mực sẽ bị thấm sâu vào giấy, khi chuyển phần sẽ bị thấm vào giấy và không chuyển qua vật liệu in được, khiến hình ảnh được in bị mờ và không rõ nét.
Nếu muốn khắc phục điều đó, bạn nên sử dụng loại giấy in chuyển nhiệt có lớp tráng phủ tốt để ngăn không cho mực thấm sâu vào giấy để hình ảnh có thể chuyển tối đa mực vào vật liệu cần in.
Quy trình thực hiện thông qua máy in áo thun chuyển nhiệt như sau:
- Mở máy ép có nhiệt độ khoảng 210 độ C
- Đặt giấy chuyển nhiệt có mặt hình ảnh úp xuống lên trên mặt vải
- Tiến hành ép trong khoảng 30 giây
- Nhấc máy ép lên và bạn đã có được một chiếc áo được áp dụng cách thức in áo chuyển nhiệt theo đúng ý muốn
5.2. In bằng máy in áo chuyển nhiệt dành cho các loại áo tối màu
Nếu như bạn đang cần tìm cách để có thể in chuyển nhiệt lên áo đen, vậy cùng tìm hiểu với tụi mình xem phải chuẩn bị những gì và cách thực hiện là như thế nào nhé.
Nếu muốn tiến hành in áo chuyển nhiệt đối với các loại áo thun tối màu, vậy thì bạn cần chuẩn bị những vật liệu sau đây:
- Áo thun trơn tối màu, có thành phần 65% hoặc 100% cotton để có thể đảm bảo chất lượng hình ảnh in được đẹp, rõ nét và chất lượng
- Hình in Bitmap hoặc vector có độ phân giải và kích thước in phù hợp với nhu cầu
- Mực in nên sử dụng loại mực nước hoặc mực dầu. Nếu muốn hình in được bền màu, tốt nhất bạn nên sử dụng mực nước
- Máy in phun Epson A3 hoặc A4 tuỳ theo kích thước hình in
- Giấy chuyển nhiệt dùng để in lên vải tối màu
- Máy ép nhiệt loại A3 hoặc A4 tuỳ theo kích thước hình in
Quy trình thực hiện việc in chuyển nhiệt lên áo thun tối màu gồm các bước sau:
- Mở máy ép nhiệt ở nhiệt độ 180 độ C
- Đặt giấy chuyển nhiệt có mặt hình ảnh ngửa lên trên phần vải cần in
- Tiến hành ép trong khoảng 7 giây
- Sau đó nhấc máy ép lên và bạn đã có được chiếc áo với hình in đúng với mong muốn của bản thân
6. Máy in chuyển nhiệt giá bao nhiêu trên thị trường?
Điều mà mọi người quan tâm có lẽ là về giá cả của một chiếc máy in chuyển nhiệt trên thị trường hiện nay là bao nhiêu.
Hiện nay có nhiều địa điểm bán máy in chuyển nhiệt với mức giá đa dạng, dao động trong khoảng từ 6 triệu cho đến khoảng tầm 40 triệu tuỳ theo chất lượng và nhãn hàng, thương hiệu.
Nếu như bạn cần tìm một mẫu máy in chuyển nhiệt giá rẻ, vậy thì bạn có thể lựa chọn những mẫu máy in chuyển nhiệt có mức giá dao động trong khoảng từ 6 đến 8 triệu.
Không phải chất lượng tốt nhất nhưng có thể sở hữu ngay một mẫu máy in trên vải với mức giá phù hợp rồi.
Công nghệ in chuyển nhiệt (1) ngày nay ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người tin dùng và lựa chọn.
Vì khả năng cho ra hình in có chất lượng sắc nét, rõ ràng, màu sắc trung thực và tính bền màu theo thời gian.
Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn cách in nào để in áo thun giữa hai cách in lụa và in chuyển nhiệt (2), bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề đó.
CEO tại Đồng Phục Thiên Phước
Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục
Quản lý chiến dịch Marketing online
Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.